Đặc điểm cây Trinh nữ
Trinh nữ còn có tên gọi khác là mắc cỡ, xấu hổ. Tên khoa học là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu Fabaceae.
Cây mọc trong tự nhiên, thân nhỏ, phân nhánh nhiều, có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn 2 lần, các cuống phụ xếp như chân vịt, khẽ đụng vào là cụp lại. Mỗi lá mang từ 15 đến 20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, tập hợp thành hình đầu, có cuống chung dài ở nách lá. Cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
Trinh nữ thường mọc ven đường, bãi cỏ, bờ đê, các bãi hoang, trên đất khô cẳn, chịu úng kém.Ra hoa tháng 6-10, có quả từ tháng 10 đến tháng một năm sau.Cây này nguyên sản ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.Ở nước ta, trinh nữn mọc khắp nơi.Cây này cũng gặp ở khắp các nước nhiệt đới trên thế giới.
Người ta thu hái trinh nữ vào mùa hạ thu, loại bỏ tạp chất, phơi khô, dùng toàn cây, thường gọi là hàm thu thảo. Cây có vị ngọt, chát, tính mát, độc ít, tác dụng trấn tĩnh, an thần, hóa đàm chỉ khái, chỉ huyết, thu liễm, kháng AIDS nên cũng được dùng để giúp hỗ trợ giấc ngủ hơn, sâu hơn.
Muốn ngủ ngon: Sai lầm nếu bỏ qua cây Trinh nữ
Khoa học hiện đại đi sâu tìm hiểu và thấy rằng cây Trinh nữ chứa các thành phần: Mimoside, mimosine, hợp chất Se, D-penitol, 2”-o-rhamnosylisoorientin, 2”-o-rhamnosylorientin, protein, tannin. Cây có nhiều axit amin: Asp. (12,6%), Thr. (4,9%), Ser. (4,7%), Glu. (13,4%), Pro. (5,7%), Gly. (7,1%), Ala. (5,8%), Val. (4,7%), Met. (2,1%), Ile. (3,3%), Leu. (13,8%), Tyr. (4,8%), Phe. (5,4%), His. (2,5%), Lys. (4,4%), Arg. (4,8%). Lá chứa mimosin, mimoside, D-terpineol và nhiều hợp chất Se trong đó có selenite, protein co rút, ATP, adenosine triphosphate, ATPase, adenosine triphosphase.
Các thành phần này sẽ giúp làm an dịu thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ
Nghiên cứu sâu về cơ chế các chuyên gia thấy rằng: thành phần Hexobacbital và Meprobamat chuyển hóa qua Microxom gan để mất tác dụng, còn bacbital không chuyển hóa qua gan. Trinh nữ có tác dụng hiệp đồng với hexobacbital và meprobamat đồng thời tăng tác dụng của bacbital.
=> Điều này khẳng định khả năng ức chế thần kinh trung ương của Trinh nữ. Tuy nhiên, tác dụng hiệp đồng với babital không mạnh như khi kết hợp Trinh nữ với mepropamat hay hexobacbital nên các tác giả cho rằng Trinh nữ còn ức chế được microsom gan nhờ xúc tác xytocrom P450, có thể ở đây Trinh nữ ức chế men hexobacbital hydroxyaza và menprobamat w-1 Oxydaza nên kéo dài thêm giấc ngủ hexobacbital và menprobamat
(Cây thuốc và động vật làm thuốc, NXB KH và KT, tập 2, trang 1099-1101), (GS.TS Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học (2006), trang 794-795)
Cách kết hợp, sử dụng hiệu quả
Cây Trinh nữ có tác dụng rất hiệu quả với người mất ngủ. Tuy nhiên nếu biết kết hợp loài cây này với 1 số cây thuốc khác như Nữ lang, Bình vôi, Lá sen...sẽ giúp gia tăng hiệu quả, giúp tăng số giờ ngủ ngon, không còn mệt mỏi khi thức dậy.