Triển vọng mối quan hệ Nga – Mỹ dưới nhiệm kỳ của Donald Trump

GD&TĐ - Tổng thống mới đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng “bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ”, Điện Kremlin cho biết sau một cuộc điện thoại giữa chủ nhân tới đây của Nhà Trắng và ông chủ Điện Kremlin. 

Triển vọng mối quan hệ Nga – Mỹ dưới nhiệm kỳ của Donald Trump

Thực tế, đó là điều đã được dự báo khi ông Donald Trump đắc cử, bởi trong suốt cuộc tranh cử của mình, ông luôn đánh giá cao Tổng thống Nga Vladimir Putin và bày tỏ thiện chí đối với Nga; ngược lại, nước Nga cũng hết sức ủng hộ vị tân Tổng thống tỷ phú này.

“Hợp tác thực chất”

Điện Kremlin cho biết ông Trump và ông Putin đã thảo luận về vấn đề Syria và nhất trí rằng quan hệ Nga - Mỹ hiện tại chưa đạt được như mong muốn.

Hai bên đã trao đổi về cột mốc 2017, đánh dấu 210 năm thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nước, “và sẽ thúc cải thiện sự hợp tác thực chất, đôi bên cùng có lợi”.

Ông Putin và ông Trump cũng đồng ý giữ liên lạc qua điện thoại và sắp xếp cuộc hội kiến, thông tin Điện Kremlin cung cấp cho báo chí cho biết thêm.

Còn theo Văn phòng của ông Trump, chính Kremlin là bên chủ động thực hiên cuộc gọi và họ cũng nêu các vấn đề thách thức chung của Nga - Mỹ, cũng như chiến lược kinh tế của hai bên.

Sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng đã làm Nga thay đổi giọng điệu đối với Mỹ, nhiều kênh truyền hình đã nhanh chóng chuyển từ cáo buộc gian lận bầu cử Mỹ sang ca ngợi chiến thắng của “người đàn ông vì nhân dân”.

Phóng viên BBC Steve Rosenberg tại Moscow cho biết, Nga xem Tổng thống mới của nước Mỹ là một người thực dụng - một doanh nhân mà Nga có thể cùng hợp tác.

Bà Hillary Clinton, ứng cử viên đảng Dân chủ, đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, đã chỉ trích gay gắt cuộc bầu cử Quốc hội Nga hồi năm 2011, trong khi Tổng thống Putin cáo buộc bà Clinton kích động người dân gây ra các cuộc biểu tình lớn chống lại ông. Dễ hiểu vì sao Nga hồ hởi với thắng lợi của Donald Trump

Quan hệ giữa hai nước đã trở nên xấu đi trong những năm gần đây, mặc dù Tổng thống Obama kể từ khi lên nắm quyền luôn kêu gọi sự hợp tác với đối thủ lâu đời: Liên bang Nga.

Dẫu cho Nga và Mỹ có cùng quan điểm và hợp tác với nhau trong vấn đề Triều Tiên và Iran, nhưng hai nước lại đang có những xung đột lợi ích khá mạnh mẽ tại Syria, chưa kể vấn đề Ukraine vẫn hết sức nóng bỏng.

Theo Điện Kremlin Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn ông Trump “thực hiện thành công những nhiệm vụ đưa ra trong chiến dịch tranh cử vừa qua”.

Đáp lại, ông Trump, người đã ca ngợi Tổng thống Putin trong chiến dịch tranh cử, cũng khẳng định cho biết sẽ giữ mối quan hệ tốt với Nga. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama cho biết ông Trump sẽ giữ cam kết xây dụng một khối NATO hùng mạnh.

“Ngọn hải đăng hy vọng”

Về quan hệ căng thẳng Nga – Mỹ thời gian qua, ông Barack Obama đã nhiều lần lên án việc Nga can thiệp quân sự tại khu vực miền đông Ukraine, và cho phép Edward Snowden – Nhân viên tình báo của Mỹ được tị nạn tại Moscow, điều này đã chọc giận Washington; tiếp theo nữa là vấn đề Syria khiến viễn cảnh hai cường quốc này nối lại quan hệ tốt đẹp ngày càng xa vời.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng đầu tuần này, Tổng thống Barack Obama đã nhắc lại cuộc gặp giữa ông và ông Trump cũng tại Nhà Trắng, sau kết quả bầu cử.

Ông Obama cho biết Tổng thống mới đắc cử bày tỏ sự quan tâm trong việc duy trì các mối quan hệ chiến lược, bao gồm cả các quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã công khai chỉ trích các nước thành viên NATO, ông tuyên bố các quốc gia này không hoạt động hiệu quả và dựa quá nhiều vào nước Mỹ.

Tuy nhiên, ông Obama hy vọng ông Trump sẽ “nhìn vào sự thật” của các thỏa thuận hạt nhân đã ký kết với Iran, một hiệp ước mà ông Trump phản đối mạnh mẽ trong suốt chiến dịch tranh cử.

Ông Obama cũng thể hiện lo ngại về một nhiệm kỳ Tổng thống Trump và cho biết ông Trump “có một số tính khí nhất định bên trong mà ông ấy nên nhận ra”.

Nhưng ông nói sự “lớn mạnh vẫn tiếp diễn” khi nước Mỹ có vị Tổng thống mới và ông tin “nước Mỹ vẫn sẽ là trụ cột và ngọn hải đăng soi đường cho toàn thể các dân tộc trên thế giới”.

Ông Trump sẽ chính thức thay vị trí hiện tại của ông Obama tại Nhà Trắng vào ngày 20/1/2017, nếu vượt qua được cuộc bỏ phiếu kín chính thức bầu Tổng thống của các đại cử tri vào ngày 19/12 tới. Dẫu sẽ có khó khăn, nhưng hầu hết các dự báo đều cho rằng khó có sự thay đổi trong cuộc bỏ phiếu này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.