Triển lãm chuyên sâu về “Tác hại của ma túy”: Giá vé cao làm giảm mục tiêu tuyên truyền

GD&TĐ - Lần đầu tiên có triển lãm chuyên sâu về “Tác hại của ma túy” dành cho thanh thiếu niên và cộng đồng tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM. Tuy nhiên, giá vé quá cao đã ngăn cản việc thu hút người xem, làm giảm giá trị của triển lãm là tuyên truyền.

Các bạn trẻ tham gia trải nghiệm tại triển lãm. Ảnh: TG
Các bạn trẻ tham gia trải nghiệm tại triển lãm. Ảnh: TG

Triển lãm kéo dài đến hết tháng 6/2020. Theo Ban tổ chức, từ lúc khai trương (26/10) đã có hơn 400 lượt khách mua vé tham quan. Triển lãm đã mang đến cho người xem những trải nghiệm ấn tượng, chân thực nhất về sự nguy hiểm của ma túy đối với bản thân và cộng đồng. Nếu mô hình triển lãm phát huy tốt tác dụng trong cộng đồng, triển lãm sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm sau.

Theo ông Phạm Hữu Nghĩa – Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), hoạt động triển lãm này hết sức cần thiết. Tình hình của tội phạm ma túy diễn biến rất phức tạp với nhiều biến tướng và đối tượng chính là thanh thiếu niên, những người trẻ ở độ tuổi thích tìm tòi những cảm giác mới lạ mà chưa có đầy đủ kiến thức về tác hại nguy hiểm của ma túy.

Em Hoàng Thủy Tiên (SV Trường ĐH Sư phạm TPHCM) chia sẻ, sau khi tham quan triển lãm, có lẽ không còn ai muốn chạm đến ma túy. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến riêng mình mà hệ lụy cho cả một gia đình và cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên với mức vé tham quan 80.000 đồng/khách lẻ, 60.000 đồng/khách đoàn thì một số người cho rằng hơi cao so với mục đích cần hướng đến là tuyên truyền tác hại của ma túy cho giới trẻ. Anh Đ.H.K (cán bộ phòng công tác SV một trường ĐH) chia sẻ: 80.000 đồng và 60.000 đồng là hơn giá vé xem phim trong rạp. Giá cao như vậy khó thu hút giới trẻ tham quan.

Trao đổi với PV Báo Giáo dục & Thời đại về giá vé, một thành viên Ban tổ chức cho biết giá vé trên Ban tổ chức đã cố gắng cân đối nhiều nguồn. Chi phí triển lãm 2 tầng với diện tích trên 800m2, với nhiều nhân công, máy móc… khá tốn kém nhưng khi mọi người tham quan sẽ thấy hợp lý với mức phí bỏ ra để có lượng kiến thức và trải nghiệm. Tuy nhiên, khi có nhà tài trợ chi phí vận hành thì Ban tổ chức sẽ cân nhắc giảm giá vé để thu hút nhiều khách đến với triển lãm bổ ích này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...