Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng

Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng

(GD&TĐ) - Năm học 2011-2012 đã kết thúc. Đây là một năm ngành GD có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT. Trong đó, riêng đối với GD trung học, đây là một năm có nhiều khởi sắc, đánh dấu sự thành công vượt trội, nhất là thành tích của các đoàn sự thi Olympic quốc tế. 

Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoạch GD 

Năm học 2011-2012, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, các Sở GD-ĐT đã tổ chức phổ biến kịp thời đến GV, chủ động chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, đồng thời hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT, các trường có đủ điều kiện GV, CSVC huy động được kinh phí đã bố trí dạy học 2 buổi/ngày hoặc học trên 6 buổi/tuần. Trong đó, đã tập trung vào các nội dung như phụ đạo HS yếu, kém; bồi dưỡng HSG; giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của GV; tổ chức thực hiện các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp; giáo dục kỹ năng sống, hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp đối tượng HS. Việc dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú được các Sở quan tâm, chỉ đạo, đầu tư về CSVC, đội ngũ. 

Cấp THCS, tổng số trường có 100% số lớp học 2 buổi ngày là 1.402 trường, tỉ lệ: 13,11%; so với năm học trước tăng 352 trường. Tổng số trường có một số lớp học 2 buổi/ngày là 1.611, tỉ lệ: 15,06%; so với năm học trước tăng 287 trường.  Cấp THPT,  Tổng số trường có 100% số lớp học 2 buổi ngày có 466 trường, tỉ lệ: 17,37%. Tổng số trường có một số lớp học 2 buổi/ngày là 496, tỉ lệ: 18,49%; so với năm học trước tăng 89 trường.

Việc tổ chức dạy học ngoại ngữ được chú trọng. Đối với môn tiếng Anh, tiếp tục thực hiện hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS, THPT; đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện về chương trình, SGK, CSVC, trang thiết bị, đội ngũ GV… để chuẩn bị triển khai thí điểm Chương trình GDPT môn tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. 

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

Ở nhiều địa phương, cơ sở GD trung học, hoạt động ĐMPP dạy học tiếp tục được triển khai cụ thể, sâu rộng hơn thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của GV...vv. Đặc biệt, nhiều nơi chú trọng tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn, mỗi cơ sở GD, mỗi cấp học ở địa phương; xây dựng mạng lưới đội ngũ GV cốt cán toàn quốc. 

Tăng cường thực hành cho học sinh trung học
Tăng cường thực hành cho học sinh trung học

Trên cơ sở tinh giảm nội dung, nhiều trường đã tổ chức tốt dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT. Ở nhiều địa phương GV chủ động thiết kế bài giảng, khắc phục lối dạy học thuần tuý đọc - chép; xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với các đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải; tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, rèn luyện kỹ năng tự học, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS.

Các Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các phòng, các trường THCS, THPT tổ chức rà soát, kiểm tra và phân loại HS đầu năm học, qua đó xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HSG  ngoài giờ lên lớp. Xác định các nguyên nhân chủ yếu, áp dụng các biện pháp vận động, hỗ trợ các điều kiện để giảm tỉ lệ HS bỏ học. Ngoài ra còn tăng cường dạy học thí nghiệm – thực hành, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. 

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, thông tư mới về đánh giá, xếp loại học sinh trung học đã được triển khai tốt ở các cơ sở GD trung học. Các Sở GD-ĐT tăng cường tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tích cực chỉ đạo các trường thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng đảm bảo mức độ nhận biết, tăng cường mức độ thông hiểu và vận dụng. 

Với các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm, thi tốt nghiệp THPT dành tối thiểu 50% thời gian làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng. Năm học này tất cả các môn học đã được Bộ GD-ĐT tập huấn hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, nhiều Sở GD-ĐT đã tích cực triển khai có hiệu quả, qua đó góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Năm học này, Bộ và các Sở GD-ĐT cũng đã triển khai thi nói đối với bộ môn ngoại ngữ, thi phương án thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. 

Tăng cường xây dựng CSVC, thiết bị dạy học

Các Sở GD-ĐT đã tích cực thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho các trường THCS, THPT. Các phòng học, thiết bị dạy học được tăng cường bổ sung, phòng bộ môn được khai thác, sử dụng hiệu quả. Hầu hết các trường THCS, THPT trong cả nước đã có máy tính, máy chiếu để phục vụ công tác quản lý và giảng dạy; các trường THPT, THCS đã duy trì nối mạng Internet để giáo viên khai thác tư liệu phục vụ dạy học. SGK được phát hành đầy đủ, kịp thời đến các địa phương ngay trong dịp hè để chuẩn bị cho năm học mới. Tỷ lệ trường phổ thông có thư viện và tủ SGK dùng chung trên địa bàn cả nước là trên 90%. 

Theo báo cáo của các Sở GD-ĐT, toàn quốc có 2.748 trường đạt chuẩn quốc gia như, đạt tỉ lệ: 25,71%; tăng 407 trường so với năm học trước, tỷ lệ tăng 3,31%. Cấp THPT có 378 trường, tỉ lệ: 14,28%; tăng 86 trường so với năm học trước, tỉ lệ tăng: 3,6%.

Triển khai Đề án "Phát triển và hiện đại hóa hệ thống các trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020", các địa phương tập trung vào việc củng cố, nâng cấp hoặc mở mới trường chuyên; phát triển theo hướng đủ diện tích sử dụng, đủ lớp và các phòng chức năng đạt tiêu chuẩn, đầu tư trang thiết bị dạy học.

Năm học này Bộ đã tổ chức nhiều hội thảo, bồi dưỡng về chuyên môn và phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, về dạy học bằng tiếng Anh trong trường THPT chuyên. Các trường THPT chuyên đã có nhiều đóng góp trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi; góp phần tạo kết quả cao trong kì thi quốc gia và Olympic quốc tế. Cho đến thời điểm này, đội tuyển Toán giành 1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ, xếp thứ 9 toàn đoàn.Với thành tích này đoàn Việt Nam xếp thứ 9 toàn đoàn, vượt xa vị trí thứ 31 trong cùng kỳ thi năm 2011 khi chỉ đoạt 6 HCĐ. Đội tuyển Vật lý đoạt 2 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ. Đặc biệt 1 HCV thuộc về HS Ngô Phi Long, lớp 11 trường chuyên Sơn La. HCV còn lại của HS Đinh Ngọc Hải, trường chuyên Biên Hòa, Hà Nam. Đây cũng là huy chương Olympic đầu tiên của tỉnh Hà Nam sau 17 năm tách tỉnh. Đoàn Việt Nam gồm có 4 thí sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế IBO 2012 thì cả 4 em đều đạt huy chương, trong đó có 1 HCB và 3 HCĐ.

Thực hiện hiệu quả phổ cập GD THCS

Trong năm học qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng duy trì củng cố kết quả PCGDTHCS đồng thời với việc nâng cao chất lượng GD phổ cập, phấn đấu 100 số đơn vị cấp xã đạt chuẩn. Các Sở GD-ĐT đã tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo cho phù hợp với tình hình mới, duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo PCGD, triển khai các biện pháp tích cực để duy trì và nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS, đảm bảo tính bền vững và chất lượng giáo dục phổ cập. 

Tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố duy trì được kết quả  PCGDTHCS đã đạt được với 10.714/10.741 đơn vị cấp xã đạt chuẩn, tỉ lệ 99,7% tăng so với năm trước 45 xã; 673/673 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTHCS, tỉ lệ 100%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 27 xã của 18 tỉnh, thành phố chưa đạt chuẩn PCGD THCS.    

Kiều Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ