Triển khai CTGDPT 2018 cấp tiểu học: Đòi hỏi nỗ lực, chủ động nhiều hơn nữa

GD&TĐ - Việc dạy học lớp 1 theo CTGDPT 2018 và chuẩn bị điều kiện triển khai lớp 2 ở nhiều địa phương trên toàn quốc đã đạt được kết quả ban đầu.

TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) kiểm tra dạy học lớp 1 theo CTGDPT 2018 tại Trường Tiểu học Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình). Ảnh: Đức Trí
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) kiểm tra dạy học lớp 1 theo CTGDPT 2018 tại Trường Tiểu học Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình). Ảnh: Đức Trí

Tuy nhiên, theo TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) thực tế vẫn đòi hỏi nỗ lực, chủ động, linh hoạt của các địa phương, nhà trường và giáo viên nhiều hơn nữa trong quá trình thực hiện. 

Chủ động, linh hoạt trong triển khai

- Bộ GD&ĐT đã thành lập các đoàn công tác để kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo CTGDPT 2018 và chuẩn bị điều kiện triển khai lớp 2 tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Là người trực tiếp tham gia, ông có thể đưa ra đánh giá ban đầu?

- Năm học 2020 – 2021 - năm học đầu tiên triển khai CTGDPT 2018 với lớp 1. Đây là năm học đặc biệt khi thực hiện chương trình đổi mới trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra và ảnh hưởng lớn tới công tác chuẩn bị triển khai. Qua khảo sát ở các địa phương trên toàn quốc, từ miền núi tới đồng bằng, vùng thuận lợi, tới khó khăn… có thể đưa ra đánh giá ban đầu như sau:

Về công tác tổ chức thực hiện: Hiệu trưởng các nhà trường đã triển khai phù hợp, linh hoạt, làm chủ được chương trình. Đã tổng hợp, xây dựng được kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch môn học triển khai CTGDPT 2018 phù hợp với HS cũng như điều kiện hiện có của từng trường.

Minh chứng cụ thể là, tại Hà Giang, với HS dân tộc thiểu số, các trường đã dành thời lượng vừa phải để HS làm quen ban đầu với trường lớp, tăng cường tiếng Việt giai đoạn đầu... Do đó, tiến độ triển khai chương trình khá linh hoạt, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và điều kiện học tập của HS nhưng vẫn bảo đảm cuối năm học HS đạt được yêu cầu cần đạt của các môn học. Hiện tại, HS đã cơ bản đọc thông viết thạo, chủ động và có kĩ năng trong học tập, đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Tại vùng trung tâm Hà Nội - nơi có điều kiện thuận lợi, các trường đã linh hoạt thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện riêng để phát triển tốt phẩm chất, năng lực HS. Do đó, HS ngoài đọc thông viết thạo, đạt yêu cầu cần đạt của chương trình còn được hoạt động theo nhu cầu, học tập và rèn luyện ở mức cao hơn…

Tương tự, ở các tỉnh đồng bằng, vùng nông thôn, các nhà trường cũng đã triển khai CTGDPT 2018 một cách bài bản…

Có thể nói, triển khai CTGDPT2018, các trường tiểu học khá linh hoạt trong tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu đã đúng theo định hướng của Bộ GD&ĐT.

Mặt khác, các tổ bộ môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo văn bản hướng dẫn của Bộ. Sử dụng linh hoạt thời khóa biểu theo hướng dẫn của Bộ lấy chất lượng HS làm trung tâm được các nhà trường quan tâm thực hiện…

Do đó, chất lượng của HS lớp 1 đã đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình. Phụ huynh HS và xã hội ghi nhận kết quả bước đầu của việc triển khai CTGDPT 2018 ở lớp 1 năm nay…

Cô và trò lớp 1, Trường Tiểu học Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình). Ảnh: Đức Trí
Cô và trò lớp 1, Trường Tiểu học Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình). Ảnh: Đức Trí

Để hiệu quả nối tiếp hiệu quả

- Từ việc thực hiện CT lớp 1, ông có lưu ý gì với các nhà trường để triển khai CTGDPT 2018 ở lớp 2 đạt hiệu quả?

- Với lớp 2, các thầy cô trường tiểu học đã làm quen và có kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình dạy học lớp 1 nhưng cũng không thể chủ quan.

GV cần tiếp tục chủ động nghiên cứu chương trình môn học, xây dựng kế hoạch môn học, tổ chức nghiên cứu để lựa chọn SGK đúng theo quy định, phù hợp với đặc điểm của HS trường mình và điều kiện thực tế của địa phương.

Các nhà trường, ban giám hiệu cần tiếp tục làm tốt hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường để triển khai chương trình lớp 2 một cách bài bản, chủ động tránh chủ quan, bị động.

Làm tốt những vấn đề nêu trên chắc chắn các thầy cô, nhà trường sẽ tự tin triển khai lớp 2 hiệu quả đúng tiến độ và quy định của chương trình.

- Còn hơn 1 năm nữa các trường tiểu học sẽ triển khai các môn học bắt buộc ở lớp 3 như Tin học, Tiếng Anh. Để bảo đảm nhân lực, vật lực, các địa phương cần chú ý điều gì, thưa ông?

- Qua thực tế khảo sát tại một số địa phương, chúng tôi thấy cơ bản các địa phương, nhà trường đã chủ động trong việc tuyển GV cũng như đào tạo, bồi dưỡng GV 2 môn học này. Tuy nhiên, vẫn cần cương quyết và nhanh chóng hơn nữa trong việc triển khai các đề án bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ cũng như dự báo nguồn tuyển để tăng cường truyền thông tuyển dụng trong thời gian tới mới kịp tiến độ.

- Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục giám sát việc dạy học lớp 1 theo CTGDPT 2018 ra sao để đúc rút thêm kinh nghiệm triển khai lớp 2 năm học tới?

- Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường khảo sát nắm bắt tình hình bằng nhiều kênh khác nhau như: Khảo sát trực tuyến, bằng phiếu hỏi diện rộng; thông qua hội thảo chuyên sâu của các chuyên gia để đánh giá nội dung chương trình; tổng hợp ý kiến phản biện của xã hội; tiếp tục tổng kết chương trình lớp 1 bám vào các điều kiện thực hiện…

Từ những kênh lấy ý kiến, kiểm tra, giám sát này, Bộ sẽ có báo cáo tổng thể, toàn diện ở nhiều góc độ khác nhau về chuyên môn. Từ đó tăng cường hướng dẫn chỉ đạo tập huấn chuyên môn cho thầy cô và cán bộ quản lý thực hiện chương trình một cách linh hoạt và tự tin hơn ở lớp 2.

Bộ GD&ĐT chuẩn bị tổng kết thực hiện chương trình lớp 1 và sẽ báo cáo đầy đủ điều kiện bảo đảm, sẵn sàng chuẩn bị trong thẩm quyền trách nhiệm của địa phương trong quá trình triển khai CTGDPT 2018 với Chính phủ, Quốc hội theo đúng thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.

Đồng thời tăng cường chỉ đạo của Chính phủ với các địa phương. Như vậy, trong thẩm quyền địa phương chuẩn bị điều kiện triển khai CTGDPT 2018 (phòng chuyên môn, cơ sở vật chất học 2 buổi/ngày; tuyển GV… ) sẽ được triển khai đúng theo quy định...

- Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.