Trí tuệ nhân tạo có thể tạo đột phá trong giáo dục

GD&TĐ - Ngày 5/12, Trường ĐH Giao thông Vận tải tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Những phát triển đột phá trong giáo dục và thành tựu mới”.

Trường ĐH Giao thông vận tải ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo.
Trường ĐH Giao thông vận tải ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo.

Sự kiện quy tụ hai diễn giả trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và đổi mới công nghệ: GS Leslie G. Valiant đến từ Đại học Harvard và GS Soumitra Dutta từ Đại học Oxford.

Là một trong những nhà tiên phong của khoa học máy tính lý thuyết; GS Valiant chia sẻ tại tọa đàm về mối quan hệ giữa khả năng giáo dục của con người và mục tiêu phát triển công nghệ AI trong tương lai.

Đặc biệt, GS Valiant trao đổi về khái niệm mang tính cách mạng: Educability (Khả năng giáo dục). Educability được định nghĩa là khả năng học hỏi từ kinh nghiệm và từ người khác, đồng thời kết hợp những kiến thức này để giải quyết các tình huống thực tế. Khái niệm này vượt qua các định nghĩa truyền thống về "trí thông minh" để đưa ra nền tảng hành vi rõ ràng hơn cho trí tuệ nhân tạo.

trituenhantaojpg2.jpg
GS Leslie G. Valiant đến từ Đại học Harvard chia sẻ tại tọa đàm.

Vị diễn giả này cũng nhấn mạnh việc áp dụng mô hình Probably Approximately Correct (PAC) – nền tảng cho các hệ thống học máy hiện đại – và cách mở rộng để phát triển các khả năng rộng hơn của con người trong AI.

Là chuyên gia hàng đầu về chiến lược AI và đổi mới toàn cầu, GS Soumitra Dutta chia sẻ góc nhìn về cách mạng công nghiệp AI đang thay đổi nền kinh tế và xã hội; trọng tâm là: Khám phá cách AI đang định hình lại các ngành công nghiệp thông qua tự động hóa, tối ưu hóa vận hành và nâng cao hiệu quả; những cơ hội đổi mới, từ việc phân tích dữ liệu khổng lồ đến các ứng dụng trong dịch vụ khách hàng và quản lý chiến lược.

trituenhantaojpg1.jpg
GS Soumitra Dutta chia sẻ góc nhìn về cách mạng công nghiệp AI đang thay đổi nền kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, GS Soumitra Dutta cũng đề cập đến những thách thức quan trọng mà AI mang lại, bao gồm vấn đề mất việc làm, đạo đức trong công nghệ, và khoảng cách kỹ thuật số.

Vị diễn giả này cũng nhấn mạnh vai trò của tư duy liên ngành trong việc dẫn dắt đổi mới, đồng thời giới thiệu các phương pháp tiếp cận toàn cầu để thúc đẩy đổi mới bền vững.

trituenhantao.jpg
Tọa đàm với chủ đề “Những phát triển đột phá trong giáo dục và thành tựu mới” đã diễn ra thành công.

Hai bài giảng của GS Valiant và GS Soumitra Dutta không chỉ mang đến góc nhìn sâu sắc về tương lai của trí tuệ nhân tạo, mà còn khám phá những ý nghĩa đạo đức, xã hội và giáo dục mà AI có thể mang lại. Thông qua tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn kết nối các nhà khoa học, nhà lãnh đạo và thế hệ trẻ để tận dụng sức mạnh AI vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

UAV RQ-4B Global Hawk của Mỹ.

Biết gì về UAV RQ-4B Global Hawk của Mỹ?

GD&TĐ -RQ-4B Global Hawk là loại máy bay không người lái tiên tiến của Mỹ, được phát triển cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát và thu thập thông tin tình báo.