Tri ân cống hiến của nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

Tri ân cống hiến của nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

(GD&TĐ) - Hôm nay (16/5), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Phòng Văn hóa huyện Đông Anh, UBND xã Mai Lâm, chính quyền thôn Lộc Hà (xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội) đã phối hợp tổ chức trang trọng Lễ Gắn biển di tích cách mạng kháng chiến tại nơi sinh trưởng và hoạt động của nhà văn Ngô Tất Tố.

Quang cảnh buổi Lễ (Ảnh: gdtd.vn)
Quang cảnh buổi Lễ (Ảnh: gdtd.vn)

Ngô Tất Tố sinh ra và lớn lên tại làng Cói Lộc Hà, tổng Hội Phụ, huyện Đồng Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xưa, nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 

Nhờ năng khiếu bẩm sinh, lại có tính ham học rất cao, được trưởng thành giữa vùng “địa linh nhân kiệt” Kinh Bắc, sau bao lần tự chuyển đổi, từ tên tuổi “Ông Đầu Xứ” Ngô Tất Tố đã dần trở thành một trong những người tiến bộ nhất trong lớp Nho học cùng thời, tiên phong trong đội ngũ những cây bút tân học đương đại, để lại sự nghiệp to lớn trong kho tàng báo chí, văn học và văn hóa của dân tộc.
Ông Ngô Tất Hiểu, đại diện gia đình Nhà văn Ngô Tất Tố nhận QĐ của UBND Thành phố HN (Ảnh: gdtd.vn)
Ông Ngô Tất Hiểu, đại diện gia đình Nhà văn Ngô Tất Tố nhận QĐ của UBND Thành phố HN  (Ảnh: gdtd.vn)

Nhằm khẳng định công lao và sự nghiệp của Ngô Tất Tố, ngày 21 tháng 12 năm 2010, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết đinh số 6273/QĐ-UBND về việc gắn biển di tích cách mạng kháng chiến nơi sinh trưởng và hoạt động của nhà văn Ngô Tất Tố. Sở văn hóa Thể thao và Du lịch đã thi công công trình gắn biển và tiến hành tổ chức trang trọng Lễ khánh thành tại quê hương nhà văn. 

Ông Bùi Văn Anh, Chủ tịch UBND xã Mai Lâm nhấn mạnh, trên đất Đông Anh nói chung, Lộc Hà – Mai Lâm nói riêng từ nay có thêm công trình lịch sử để lớp lớp thế hệ sau tự hào, tri ân và học tập tấm gương của nhà báo, nhà văn, nhà văn hóa lớn Ngô Tất Tố. Đây là một địa chỉ đỏ, một điểm đến đầy ý nghĩa văn hóa trong các chuyến tham quan của thủ đô Hà Nội. Tên tuổi của Ngô Tất Tố sẽ sống mãi trong lòng nhân dân địa phương.
Bảo Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...