Trên 25% số trường học chưa có nhân viên y tế

Số trường có cán bộ làm công tác YTTH có trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định (từ y sỹ trở lên) chỉ đạt khoảng 30%. Ảnh minh họa/internet
Số trường có cán bộ làm công tác YTTH có trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định (từ y sỹ trở lên) chỉ đạt khoảng 30%. Ảnh minh họa/internet

Cả nước còn trên 25% trường học hoàn toàn chưa có nhân viên y tế

Số trường có cán bộ làm công tác YTTH có trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định (từ y sỹ trở lên) chỉ đạt khoảng 30%.

Còn trên 25% trường học trên toàn quốc hoàn toàn chưa có nhân viên YTTH. Theo quy định, các trường này không được hưởng nguồn kinh phí được trích lại từ quỹ bảo hiểm y tế HSSV dẫn đến nhiều trẻ em, học sinh chưa được bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu trong các nhà trường, mặc dù hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất (96%).

Tại hội thảo, ông Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Đối với trẻ em, học sinh trong nhà trường, sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của chính các em. Chăm sóc, bảo đảm sức khỏe tốt và phòng chống dịch bệnh hiệu quả cho các em là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác YTTH, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, bất cập của công tác YTTH, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, ngày 12/5/2016, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số: 13/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác YTTH.

Theo đó, công tác YTTH trong các cơ sở giáo dục đã được triển khai sâu rộng, với nhiều nội dung biện pháp phù hợp, thiết thực. Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Hùng, công tác YTTH còn gặp không ít khó khăn, bất cập, hạn chế:

Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp liên ngành ở một số địa phương còn chưa đồng bộ.

Việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh chưa thực sự được quan tâm, còn nhiều hạn chế, bất cập. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác YTTH còn thiếu và yếu.

Kinh phí, đầu tư hạn hẹp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bất cập, thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sức khỏe và thể chất của trẻ em, học sinh còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, một số các văn bản quy định, hướng dẫn về YTTH chưa được quan tâm rà soát, trùng chéo, chưa phù hợp, thậm chí gây cản trở.

Bên cạnh đó, một số bệnh học đường có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong trường học, đặc biệt là xu hướng các bệnh liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần và giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trong trường học...

Các đại biểu tham dự hội thảo
 Các đại biểu tham dự hội thảo 

Chia sẻ kinh nghiệm

Tại hội thảo, đại diện các sở GD&ĐT đã có ý kiến góp ý nhằm nâng cao chất lượng công tác YTTH. Kinh nghiệm của Sở GD&ĐT cho thấy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là một vấn đề quan trọng. Vấn đề này cần được quan tâm vào cuộc của toàn xã hội và trường học là kênh quan trọng và hiệu quả nhất.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, để tổ chức tốt giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, cần có nội dung phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học.

Ngoài ra, cần đổi mới cách tiếp cận, truyền thông về vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Sử dụng phương pháp giáo dục đồng đẳng từ học sinh đến học sinh: Nhanh chóng, dễ hiểu, tiết kiệm và hiệu quả cao. Từ các năm học sau, nhóm hạt nhân này lại đào tạo, truyền thụ cho nhóm kế cận.

Tại tỉnh Lạng sơn, 100% các đơn vị triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong trường học, các quy định về bảo vệ trẻ em, chăm sóc và giáo dục, trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan.

Theo đó, các đơn vị thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường học, gắn với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa... Đồng thời, phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ