Dự án về chế biến sợi chuối đoạt giải Nhất Cuộc thi khởi nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

GD&TĐ - Tối 22/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2021.

TS Vũ Ngọc Huyên – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
TS Vũ Ngọc Huyên – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ tổng kết, TS Nguyễn Tất Thắng – Trưởng ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên, Chủ tịch Công đoàn Học viện, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi – cho biết: Từ hơn 200 dự án tham gia cuộc thi, Ban Giám khảo đã đánh giá, lựa chọn được 141 dự án vào Vòng 1; 40 dự án vào Vòng 2 và 12 đội xuất sắc vào vòng Chung kết.

Tại vòng Chung kết (ngày 22/10), 12 đội đã thuyết trình, bảo vệ dự án của mình trước Hội đồng Ban giám khảo. Tối cùng ngày, Ban Tổ chức đã công bố các đội đoạt giải. Theo đó, giải Nhất thuộc về đội có dự án “Chế biến sợi chuối bằng công nghệ ABACA”; giải Nhì thuộc về dự án “Eboom”.

Ngoài ra, còn có 2 giải Ba, 3 giải Khuyến khích, 1 giải thưởng Ý tưởng sáng tạo và 1 giải Dự án được yêu thích nhất. Tổng giá trị giải thưởng là 76 triệu đồng và giấy khen của Giám đốc Học viện, Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cho 12 đội vào vòng Chung kết cuộc thi.

Trước đó, Ban Tổ chức đã tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng khởi nghiệp như: Tập huấn xác định ý tưởng, xây dựng ý tưởng; kỹ năng viết dự án khởi nghiệp; kỹ năng thuyết trình dự án, gọi vốn.

Sau cuộc thi, các nhóm dự án xuất sắc được Ban Tổ chức kết nối, hỗ trợ tham gia các Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia, quốc tế; hỗ trợ kết nối và kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế; hỗ trợ, thương mại hóa sản phẩm.

Đặc biệt, để tăng cường hỗ trợ cho thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, Học viện thành lập Mạng lưới hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ban thường trực Mạng lưới là các thành viên tâm huyết với sứ mệnh hỗ trợ thanh niên, sinh viên khởi nghiệp và chính thức ra mắt trong buổi lễ tổng kết trao giải Cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021 – tối 22/10.

Đại diện các nhóm thuyết trình tại vòng chung kết - ngày 22/10 theo hình thức trực tuyến
Đại diện các nhóm thuyết trình tại vòng chung kết - ngày 22/10 theo hình thức trực tuyến

Phát biểu tại buổi lễ, TS Vũ Ngọc Huyên – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho hay: Nhiều dự án có ý tưởng sáng tạo, khả thi. Mong rằng, cuộc thi sẽ là bệ đỡ để các em hiện thức hoá ước mơ khởi nghiệp và thành công trong quá trình lập thân, lập nghiệp.

“Trong quá trình khởi nghiệp, các em có thể phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách; thậm chí là thất bại. Nhưng hãy coi đó là bài học kinh nghiệm để tiếp tục đứng lên, bước tiếp” - TS Vũ Ngọc Huyên nhắn nhủ, đồng thời mong muốn, cuộc thi sẽ ngày càng lan toả sâu rộng, để ngày càng có nhiều ý tưởng khởi nghiệp; đồng thời ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh bậc phổ thông.

Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam hy vọng, những dự án đoạt giải hôm nay sẽ sớm được triển khai ứng dụng vào thực tiễn, hoặc tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh để tham gia các cuộc thi về khởi nghiệp sáng tạo cấp cao hơn, thậm chí vươn tầm quốc tế.

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, với sự giúp đỡ của Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, Bộ GD&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Bộ Khoa học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Dự án VCIC tổ chức cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2021” với chủ đề “Ứng phó với đại dịch Covid-19: An toàn và thành công”. Đây là chủ đề khởi nghiệp mới lạ, có tính thời sự cao và cũng là thách thức cho các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của tuổi trẻ trong cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.

Noor bắt đầu làm việc trong lĩnh vực làm đẹp cách đây 4 năm, khi đang theo học tại một trường dạy nghề ở Thành phố Gaza. Ảnh: Abdelhakim Abu Riash/Al Jazeera.

Làm đẹp giữa đống đổ nát ở Gaza

GD&TĐ - Giữa bom đạn và những đống đổ nát do chiến tranh, một số phụ nữ ở Dải Gaza vẫn làm đẹp như một cách để xoa dịu sự tàn khốc của xung đột.