Trong khi đó, báo cáo cho thấy trẻ mới sinh tại Đan Mạch, Đức và Nhật Bản quấy khóc ít nhất. Trong nghiên cứu này, thông qua tìm hiểu mức độ quấy khóc của trẻ em dưới 3 tháng tuổi trên thế giới, các nhà tâm lý học đã lần đầu tiên lập được biểu đồ toàn cầu về mức độ khóc trung bình của trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức quấy khóc cao nhất được xác định là khóc hơn 3 giờ/ngày trong ít nhất 3 ngày/tuần thuộc về trẻ sơ sinh tại Anh, Canada và Italy trong khi đó, mức thấp nhất là của trẻ sơ sinh tại Đan Mạch và Đức.
Theo nghiên cứu, trung bình trẻ sơ sinh khóc 2 giờ/ngày trong 2 tuần đầu tiên. Sau thời gian này, trẻ sẽ khóc nhiều hơn chút ít trong các tuần tiếp theo cho đến khi khóc nhiều nhất là khoảng 2 giờ 15 phút/ngày vào thời điểm 6 tuần tuổi.
Sau thời gian này, trẻ sơ sinh sẽ giảm khóc xuống mức trung bình là 1 giờ 10 phút khi được 12 tuần tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy có những khác biệt về mức độ khóc của trẻ sơ sinh khi một số trẻ chỉ khóc 30 phút/ngày, trong khi một số khác là trên 5 giờ/ngày.
Để có được kết quả này, các nhà khoa học đã tiến hành phương pháp phân tích tổng hợp đối với 8.700 trẻ sơ sinh tại Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Canada, Italy, Hà Lan và Anh.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Dieter Wolker cho biết nhóm của ông sẽ nghiên cứu thêm về văn hóa của những đất nước có những trẻ sơ sinh ít khóc hơn, trong đó có thể gồm kỹ năng nuôi nấng hoặc yếu tố khác có liên quan trong thời kỳ mang thai hoặc yếu tố gien.
Cũng theo ông Wolker, biểu đồ mức độ quấy khóc này sẽ giúp các nhân viên y tế cơ sở để đảm bảo với các bậc cha mẹ rằng con của họ khóc vẫn nằm trong mức bình thường trong 3 tháng đầu hay sẽ cần trợ giúp khác.