Trẻ học giỏi - nhờ đâu?

GD&TĐ - Việc bắt đầu sớm với sự quan tâm của giáo viên và phụ huynh tạo cho đứa trẻ tinh thần ham học hỏi, dẫn dắt đứa trẻ trong quá trình học tập sau này.

Cùng con trẻ quan tâm đến biện pháp giúp phát triển hết khả năng học tập là cách không ít phụ huynh đang lựa chọn. (Ảnh: Ngọc Quỳnh)
Cùng con trẻ quan tâm đến biện pháp giúp phát triển hết khả năng học tập là cách không ít phụ huynh đang lựa chọn. (Ảnh: Ngọc Quỳnh)

Nếu ngay từ đầu, con cảm thấy học là một gánh nặng thì khó có thể học tập tốt, bởi vậy giai đoạn này, phụ huynh nên tạo cho con sự say mê và niềm vui trong học tập chứ không phải gánh nặng điểm số.

Sự nỗ lực + rèn luyện bền bỉ

Bà Nguyễn Thị An Quyên (Giám đốc điều hành Hệ thống IvyPrep Education) mới đây trong một cuộc trao đổi với phụ huynh tại Hà Nội đã phân tích: Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng, mỗi đứa trẻ thành công đều do tố chất, do nền tảng. Song theo bà Quyên, trong thực tế, hầu hết các tấm gương thành công đều đến từ “một công thức chung”. Đó chính là sự nỗ lực và rèn luyện bền bỉ.

Trên thực tế, có nhiều học sinh mặc dù có xuất phát điểm rất bình thường, thậm chí điều kiện kinh tế và mọi mặt của gia đình còn không khiến người khác tin học sinh đó có thể du học, nhưng cuối cùng sau một thời gian phấn đấu, chính các học sinh này lại đạt được các suất học bổng du học giá trị.

Kết quả nghiên cứu thần kinh học hiện đại của Tiến sỹ Douglas Fields (Giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Thần kinh Phát triển, Viện Y học Quốc gia Bethesda ở Maryland, Hoa Kỳ) và nghiên cứu trực tiếp ở một số cái nôi đào tạo tài năng trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm ra sự phát triển của các chất bọc sợi thần kinh, gọi là “myelin” trong não bộ của những người thành công có hàm lượng cao hơn so với người bình thường. “Myelin” là yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt giữa kỹ năng kiệt xuất và kỹ năng tầm thường.

Tập luyện sẽ kích thích sự phát triển của vỏ bọc sợi thần kinh myelin, giúp phát triển kỹ năng. Đồng thời, tập luyện, khổ luyện là điều thiết yếu về mặt thần kinh học và mặt sinh học để hình thành kỹ năng kiệt xuất, còn gọi tài năng.

“Lượng myelin trong não không cố định từ khi con người được sinh ra, mà có thể được chúng ta ươm trồng và bồi dưỡng dựa trên 3 yếu tố: “Tập luyện sâu”- (đây là cách cho phép tăng tốc độ đạt được kỹ năng lên gấp mười lần so với tập luyện thông thường); “Đánh lửa” (có một thứ cao hơn sự cam kết- đó là niềm đam mê, đây sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ để phát triển kỹ năng)” - Bà An Quyên chia sẻ thêm nghiên cứu trên thế giới và thực tế quan sát rằng “Cách huấn luyện bậc thầy” từ những người có thể đốt cháy lên niềm đam mê, truyền cảm hứng cho tập luyện sâu và mang lại kết quả tốt nhất cho học trò của mình. Người thầy ở đây không chỉ là trên lớp mà còn là bố mẹ (những người đồng hành rất tốt trong quá trình phát triển của trẻ).

Bà An Quyên nhấn mạnh với các phụ huynh về yếu tố nổi bật trong dự báo thành công của con người không đơn thuần là trí thông minh, sắc đẹp mà còn là lòng kiên trì, là sự bền bỉ. Để một đứa trẻ thành công trong học tập đòi hỏi phụ huynh có một sự hiểu biết sâu sắc cũng như sự đồng hành với con ngay từ sớm.

“Có thể tóm gọn: Thành công = Rèn luyện sớm + Có chủ đích + Lòng kiên trì, bền bỉ. Nắm được các yếu tố này, phụ huynh có thể có định hướng đúng đắn cho con cái trong lộ trình học tập cũng như hướng nghiệp. Trên hành trình đi đến thành công đó, kiến thức và kỹ năng là những nhân tố đòi hỏi có sự nỗ lực và rèn luyện không ngừng” - Bà An Quyên khẳng định.

Phải bắt đầu từ sớm

Việc bắt đầu sớm với sự quan tâm của giáo viên và phụ huynh tạo cho đứa trẻ tinh thần ham học hỏi, dẫn dắt đứa trẻ trong quá trình học tập sau này. “Nếu ngay từ đầu, con cảm thấy học là một gánh nặng thì khó có thể học tập tốt, bởi vậy giai đoạn này, phụ huynh nên tạo cho con sự say mê và niềm vui trong học tập chứ không phải gánh nặng điểm số” - Bà An Quyên nhận xét.

Bà Phùng Mai Hương (CEO của LOK - Kênh giáo dục kiến thức học thuật qua video) cho biết: Tại các trường đại học Mỹ thì ngoài kiến thức học tập và ngôn ngữ được đánh giá thông qua các bài thi chuẩn hóa, học sinh còn được đánh giá thông qua các kỹ năng, hoạt động xã hội. Điểm số học tập trên lớp chỉ là một phần của hồ sơ du học và chỉ khoảng 30%, còn lại là các yếu tố về kỹ năng mềm. Còn những yếu tố ngoài học tập là khả năng thuyết trình, các hoạt động và trách nhiệm với cộng đồng.

“Nếu như con bạn bây giờ đang có sở thích khoa học, dùng chính cái đó kích thích con tìm hiểu thêm, phát hiện thêm bằng tiếng Anh, con sẽ cảm thấy ý nghĩa bao nhiều bằng chính điều con mong muốn. Tạo niềm đam mê, chắc chắn con đường học của con sẽ trở nên dễ dàng” - Bà Mai Hương nhận định.

Cái đích cuối cùng theo những người có kinh nghiệm về giáo dục quốc tế thì các phụ huynh cần quan tâm đến việc không phải là con mình sẽ học đại học mà con mình học đại học xong sẽ ra trường làm gì và làm ở đâu? Thu nhập như thế nào và có đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai hay không?

Hiện tại, xu hướng các công ty nước ngoài đầu tư ở Việt Nam rất nhiều, vì vậy càng về sau các phụ huynh có thể thấy chuyện mong muốn con mình làm việc ở Việt Nam hay nước ngoài không khác nhau quá lớn. Tuy nhiên, một khi tiếng Anh càng trở thành một công cụ để giao tiếp không thể thiếu trong công việc, thì vấn đề phải nói, phải dùng tiếng Anh hàng ngày sẽ thành một điều bình thường.

Theo bà Mai Hương, việc học tiếng Anh là một quá trình. Các phụ huynh nếu có định hướng tốt thì nên cho con bắt đầu sớm nhất có thể trong một môn học nào đó, tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần cho con một môi trường học tập tốt, tại môi trường đó sẽ có những người thầy, người bạn học giỏi giang và tạo môi trường học tập, cạnh tranh lý tưởng cho con trẻ. Người thầy giỏi sẽ giúp học trò của mình bẻ nhỏ các công đoạn và học được logic xử lý trong các tình huống tương tự.

Tùy thuộc vào tài chính của gia đình, phụ huynh có thể đầu tư cho con học tiếng Anh như thế nào, mục tiêu của con là gì. Bên cạnh đó mỗi phụ huynh nếu có khả năng về tiếng Anh thì nên dành khoảng 20 phút/ ngày, cùng con sử dụng những câu giao tiếp và những mệnh lệnh đơn giản hàng ngày - Đây cũng là một gợi ý của bà Mai Hương và bà An Quyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.