Gia tăng xu hướng từ bỏ công nghệ
Chúng ta đang sống trong thế giới màn hình nhỏ của các thiết bị cá nhân và màn hình lớn của các thiết bị tương tác. Các cuộc tranh luận về tác hại và lợi ích của chúng sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài, nhưng đối với các bậc phụ huynh và thầy giáo đã xuất hiện nghĩa vụ mới: Chuẩn bị cho trẻ em sống trong thế giới kỹ thuật số.
Quan điểm tiếp cận đối với việc giáo dục kỹ thuật số phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của người lớn về thời thơ ấu “đúng đắn”.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu, cho đến nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ đối với trẻ em. Ngoại trừ giấc ngủ. Ở đây, tất cả các chuyên gia đều nhất trí rằng, cả người lớn lẫn trẻ em đều phải tắt điện thoại và TV hai giờ trước khi đi ngủ. Tiếc thay, mong muốn trên rất chủ quan. Lý do là rất khó kiểm soát những người hoàn toàn từ chối sử dụng các thiết bị công nghệ.
Nhiều bậc cha mẹ ủng hộ việc từ bỏ sử dụng điện thoại di động, nhưng trên thực tế, họ thậm chí không biết trẻ em dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại di động, máy tính ngoài tầm kiểm soát của họ. Nếu đứa trẻ biểu hiện sự hung hăng, cô lập, nghiện – những triệu chứng được cho là do các thiết bị này gây ra, thì về cơ bản điều này được quyết định bởi các đặc điểm tâm sinh lý của con người. Máy tính chỉ làm cho chúng trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Vì vậy, với tư cách các nhà giáo dục, nhiệm vụ của chúng ta là trong bất kỳ tình huống nào cũng phải chú ý, quan tâm tới những đứa trẻ như vậy, theo dõi cẩn thận để không bỏ qua thời điểm xác định đó là sở thích hay cơn nghiện. Phụ huynh và giáo viên cần phải biết và sử dụng các công cụ khác nhau để kịp thời phát hiện dấu hiệu của cơn nghiện.
Chế độ kiêng kỹ thuật số
Điều chủ yếu của quan điểm này là hạn chế rõ ràng thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ và giới hạn việc tham gia trực tuyến. Giống như trong một chế độ ăn uống lành mạnh, ở đây có các loại “rau kỹ thuật số” (sử dụng máy tính để học tập hoặc nâng cao trình độ) và “đồ ngọt kỹ thuật số” (mạng xã hội, trò chơi) Mặc dù, việc phân chia thành “hữu ích” và “vô ích” là khá tương đối và phụ thuộc vào tình huống cụ thể.
Thật vậy, những người hạn chế thời gian ngồi trước màn hình thường trông cậy quá nhiều vào công nghệ. Thay vì đối thoại và giao tiếp với trẻ em để giải quyết từng tình huống cụ thể, họ tuân theo chương trình một cách máy móc, điều này góp phần gia tăng sự ngờ vực lẫn nhau.
Một thế hệ bị trói chặt vào màn hình |
Tuổi thơ mới
Quan điểm này đòi hỏi người lớn xem xét lại những quan niệm của mình về thời thơ ấu. Nhà triết học Mỹ Jordan Shapiro, tác giả cuốn sách “Chuẩn bị cho trẻ em tiếp cận tương lai như thế nào”, khẳng định các khái niệm về thời thơ ấu thay đổi theo thời gian.
Trong giáo dục trẻ em, nhiều vấn đề đúng một trăm năm trước, hiện nay không phải lúc nào cũng đúng. Shapiro cho rằng các đặc điểm tuổi thơ của những năm trước đây đang biến mất, nhưng những đặc điểm mới đang xuất hiện. Sự phân chia thành thời gian trực tuyến và ngoại tuyến mang tính chất tương đối.
Cần quan niệm thế nào về sự giao tiếp trên Skype với một người bà sống xa hàng nghìn cây số có phải giao tiếp trực tuyến hay không? Nếu một người chạy đua sử dụng điện thoại thông minh và phần mềm ứng dụng thể thao để chia sẻ thành tích của mình khi đang chạy, thì anh ta đang trực tuyến hay ngoại tuyến? Nếu bạn đang nấu bữa tối theo video ẩm thực YouTube, thì đó là thế giới kỹ thuật số hay thế giới thực?
Jordan Shapiro lấy ví dụ về cơ chế bảo mật sandbox (hộp cát). Trong hộp cát của thời đại công nghiệp, trẻ em học cách chơi với nhau, xã hội hóa, điều này hoàn toàn cần thiết cho công việc tương lai của các em trong các tập thể sản xuất lớn. Bây giờ trò chơi điện tử Minecraft thường là công cụ như vậy. Trẻ em từ các thành phố khác nhau chơi cùng nhau, thỏa thuận và liên kết thành các cộng đồng, nghĩa là các em mô hình hóa các cách thức làm việc từ xa, giao tiếp trực tuyến với đồng nghiệp và những người khác.
“Người của màn hình”
Các nhà xã hội học nói về một thế hệ người mới - người của màn hình, để phân biệt, ví dụ, với người của sách vở. Trong cuốn sách “12 xu hướng công nghệ xác định tương lai của chúng ta”, tác giả Kevin Kelly giải thích sự khác nhau giữa người của màn hình và người của sách. Họ không xấu, không tốt, họ là những người khác.
Và điều này phải được tính đến trong quá trình giáo dục, trong cách tổ chức dạy học, sử dụng những đặc điểm của trẻ em trong thời đại kỹ thuật số. Hơn nữa, thiết bị công nghệ cũng khác nhau, nếu bạn sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động, thì đây thường là đối thoại ở định dạng “người – máy”. Ví dụ, trong quá trình dạy học, trí tuệ nhân tạo sẽ chọn cho bạn tất cả các bài tập có độ khó khác nhau.
Một màn hình tương tác lớn, chẳng hạn như bảng tương tác ActivPanel, mang đến cơ hội hợp tác với các chương trình và ứng dụng khác nhau. Đồng thời, vẫn duy trì được tính năng động của nhóm và sự giao tiếp giữa các học sinh, giữa giáo viên và học sinh vốn rất quan trọng đối với quá trình dạy học. Như vậy, bạn có thể tương tác mà không đánh mất các kỹ năng giao tiếp trong thực tế, ngược lại, phát triển chúng. Bảng tương tác trở thành trung tâm giao tiếp trong lớp của bạn.
Việc chúng ta nhận được nhiều thông tin trái ngược về ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ đối với trẻ em và sự phát triển năng lực nhận thức của chúng, sự thiếu vắng các giải pháp có sẵn của chuyên gia không vứt bỏ trách nhiệm của chúng ta, những nhà giáo và bậc phụ huynh, việc lựa chọn vai trò của công nghệ thông tin trong cuộc sống hàng ngày của đứa trẻ để chuẩn bị cho nó sống trong thế giới kỹ thuật số. Hy vọng, các quan điểm tiếp cận đối với vấn đề trẻ em và công nghệ sẽ giúp bạn tìm kiếm các giải pháp của riêng mình.