Trẻ em Thụy Điển vào lớp 1 sớm hơn một năm

GD&TĐ - Trẻ em Thụy Điển sẽ chính thức đi học từ 6 tuổi, sớm hơn một năm so với hiện tại.

Trẻ em sáu tuổi Thuỵ Điển sẽ đi học tiểu học sớm thay vì các lớp mẫu giáo.
Trẻ em sáu tuổi Thuỵ Điển sẽ đi học tiểu học sớm thay vì các lớp mẫu giáo.

Thay đổi trên sẽ áp dụng từ năm 2028 nhằm hạn chế tác động của trò chơi lên trẻ em Thuỵ Điển.

Theo thông báo của Chính phủ Thuỵ Điển, trẻ 6 tuổi sẽ đi học tiểu học từ năm 2028 thay vì học mẫu giáo. Thay đổi mới trong chương trình học sẽ giúp trẻ em tập trung vào các kỹ năng đọc, viết thay vì phương pháp giảng dạy dựa trên trò chơi như hiện tại.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thuỵ Điển, ông Johan Pehrso, cho biết: “Chúng tôi muốn học sinh có cơ hội phát triển các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, đếm và quay lại mô hình trường học truyền thống”.

Mặc dù thay đổi trên được chính phủ ủng hộ, nhiều chuyên gia chỉ trích đi học sớm sẽ khiến trẻ em không thể phát huy sức sáng tạo, khám phá. Bên cạnh đó, động thái này có thể khiến nhiều giáo viên mầm non mất việc.

GS Christian Eidevald, giảng viên chuyên ngành Giáo dục trẻ nhỏ tại Đại học Södertörn, chia sẻ: “Môi trường học tập dựa trên trò chơi trước kia giúp trẻ sáu tuổi được hỗ trợ tốt nhất. Các nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra trò chơi là nền tảng cho việc học sớm và phát triển các kỹ năng quan trọng như ngôn ngữ và giải quyết vấn đề”.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.