Xin Vụ trưởng cho biết thực trạng giáo dục ở các DTRIN?
Ông Mông Ký SLay, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc - Bộ GD-ĐT |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trước hết là các DTRIN chưa có truyền thống học tập và quá ít người. Lực lượng trí thức trong cộng đồng ít nên không thúc đẩy được phong trào học tập. Ngoài ra, đời sống của họ còn vô vàn khó khăn, có dân tộc vẫn chưa định hình về phát triển kinh tế một cách bền vững cũng là nguyên nhân tác động đến việc học hành.
Ông Mông Ký SLay: Mục tiêu của Đề án là 100% trẻ em DTRIN trong độ tuổi 3 - 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn, quần áo, được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm non; 100% học sinh DTRIN cấp tiểu học được học tại các trường PTDT bán trú, được hỗ trợ học bổng, quần áo... và bữa cơm trưa. Đảm bảo 100% học sinh DTRIN hoàn thành chương trình cấp tiểu học; 100% học sinh DTRIN sau khi hoàn thành chương trình cấp tiểu học được vào học tại các trường PTDTNT huyện hoặc trường PTDTNT tỉnh. Đảm bảo 100% học sinh DTRIN tốt nghiệp cấp THCS; 100% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học tại trường PTDTNT tỉnh. Học sinh DTRIN được nuôi, dạy và có chính sách hỗ trợ tại trường PTDTNT cấp huyện, cấp tỉnh; Đảm bảo CSVC, cung cấp thiết bị, đồ du ngf dạy học cho các CSGD mầm non, tiểu học và hỗ trợ các trường PTDTNT đủ điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, học sinh của 9 DTRIN...
Nước ta có 9 dân tộc rất ít người: Cơ Lao, Bố Y, Cống, Mảng, Brâu, Si La, Pu Péo, Rơ Măm và Ơ Đu. Tỷ lệ đói nghèo của các DTRIN cao nhất nước. Nhiều dân tộc cư trú ở vùng sâu còn chưa có điện sinh hoạt. Mới chỉ có 20 hộ (5,8%) người Cống có điện; 100% số hộ người Mảng chưa có điện. Trình độ văn hóa chung của đồng bào các DTRIN chủ yếu mới chỉ là thoát nạn mù chữ và phổ cập tiểu học; số người mù chữ, tái mù chữ, thất học chiếm tỷ lệ cao: dân tộc Cống: 70,3%; Brâu: 68,6%; Si La: 73%; tỷ lệ người biết tiếng phổ thông chỉ khoảng 15%. Đa số con em các DTRIN chỉ học hết lớp 2, 3. Riêng dân tộc Brâu chưa có người có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên. |
Vậy có những giải pháp nào để khắc phục những khó khăn đó, thưa Vụ trưởng?
Ông Mông Ký SLay: Giải pháp duy nhất cho những khó khăn này chỉ bắt đầu từ việc tìm hiểu sâu sắc cộng đồng các DTRIN: Họ có nhu cầu gì? những nhu cầu đó có đồng nhất với các nhu cầu của các dân tộc thiểu số khác không? Nếu đồng nhất ta sẽ có một giải pháp chung, còn nếu có những nhu cầu và điều kiện đặc biệt, chúng ta phải có những giải pháp đặc biệt, nếu không các DTRIN sẽ không bao giờ có được cơ hội phát triển.
Đề án đưa ra 1 số hướng mà trước hết là giải quyết vấn đề sức khoẻ và phát triển trí lực cho các em với chủ trương sẽ nuôi các em từ mẫu giáo, có cả chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn phù hợp. Cơ sở nuôi dạy sẽ được cung cấp từ những vật dụng nhỏ nhất cho tới các thiết bị phục vụ dạy học. Nhà nước cũng sẽ cung cấp hoàn toàn cho các em cho tới khi học tiểu học. Có cách thức tổ chức dạy học phù hợp. Các em sẽ được đưa vào trường PTDT bán trú hoặc trường PTDTNT từ cấp tiểu học và dù là học ở trường PTDTNT hay PTDT bán trú thì các em vẫn được nuôi dưỡng. Chúng tôi đang hướng tới 1 chương trình giáo dục có phương pháp dạy học đặc biệt để các em có thể tiếp nhận được kiến thức một cách tốt nhất.
Xin Vụ trưởng cho biết, dự kiến đề án sẽ hoàn thành khi nào?
Ông Mông Ký SLay: Đề án trong năm nay phải hoàn thành và triển khai trong 5 năm từ năm 2010 – 2015. Đề án cũng đã có dự thảo, sau khi đưa ra trưng cầu ý kiến của các đại biểu từ các địa phương và các tổ chức cơ sở sẽ hoàn thiện. Chúng tôi đang cố gắng để đề án này được xây dựng và nhanh chóng thông qua, đồng thời tin tưởng vào sự ủng hộ đồng tình của các ngành, các cấp với đề án này.
Đề án Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người (DTRIN) ra đời theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân: Cần có chính sách đặc biệt để phát triển giáo dục đào tạo nhằm bảo tồn và phát triển các DTRIN. Đề án do Vụ Giáo dục Dân tộc làm đầu mối xây dựng. Để tìm hiểu thực trạng giáo dục của các DTRIN, Vụ Giáo dục Dân tộc đã tiến hành khảo sát tại 6 tỉnh: Kon Tum, Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu; tiến hành điều tra qua 5 bộ mẫu phiếu cho các CBQL từ Sở đến phòng GD-ĐT, các trường học… Qua nhiều lần chỉnh sửa dự thảo Đề án, Vụ Giáo dục Dân tộc đã xin ý kiến góp ý của các đơn vị trong cơ quan Bộ GD-ĐT; gửi Đề án tới 7 Sở GD-ĐT để xin ý kiến góp ý và gửi công văn tới UBND 7 tỉnh để lấy số liệu chính thức về nhu cầu xây dựng CSVC trường học tại từng thôn bản có 9 DTRIN sinh sống |