Truyền thông bảo vệ trẻ em: Vì lợi ích tốt nhất của trẻ

Ông Đặng Hoa Nam-Cục trưởng Cục trẻ em phát biểu tại Hội thảo.
Ông Đặng Hoa Nam-Cục trưởng Cục trẻ em phát biểu tại Hội thảo.

Sự kiện nhằm bồi dưỡng năng lực cho các nhà báo, phóng viên để nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí trong việc đưa tin về trẻ em và bảo vệ trẻ em. Hội thảo do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế hỗ trợ tổ chức,

Truyền thông, báo chí tại Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ Quyền trẻ em. Các tin bài về giáo dục trẻ, sự chăm sóc và quyền lợi của trẻ hay những vấn đề mà trẻ em đang gặp phải luôn là chủ đề bất tận, góp phần không nhỏ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ trẻ em, hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ. Tuy nhiên, đưa tin về trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan báo chí và truyền thông.

Quang cảnh tại hội thảo
Quang cảnh tại hội thảo 

Phát biểu tại hội thảo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ : Báo chí đóng vai trò truyền thông, không chỉ là đưa tin nóng, cung cấp các sản phẩm tác nghiệp công phu, thu hút công chúng, tạo dư luận, mà có có trách nhiệm của người bảo vệ công lý, bảo vệ quyền. Chính vì thế, báo chí cần có kiến thức, cũng cần có cả bản lĩnh để thực hiện trách nhiệm của báo chí trong truyền thông để  bảo vệ trẻ em. 

Chia sẻ thách thức của báo chí trong việc tôn trọng và bảo vệ trẻ em hiệu quả, bà Nguyễn Ngân – phóng viên Đài truyền hình Việt Nam chia sẻ những khó khăn, trở ngại, các nguyên tắc và cả các lỗi của báo chí trong truyền thông, đưa tin về trẻ em. Bà Ngân cũng nhấn mạnh có các “ranh giới” rất mong manh giữa đúng và sai trong các tranh luận về nghiệp vụ báo chí bảo vệ trẻ em, nhưng nhà báo có tâm cần phải đặt lên trên hết lợi ích của trẻ để có thể viết bài có trách nhiệm. 

Bà Nguyễn Phương Linh-Viện trưởng MSD điều hành hội thảo.
Bà Nguyễn Phương Linh-Viện trưởng MSD điều hành hội thảo. 

Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng MSD phát biểu: “Truyền thông về chủ đề trẻ em dễ mà rất khó, đôi khi đó là sự day dứt và đấu tranh giữa nghiệp vụ của nhà báo và trách nhiệm của một công dân trong bảo vệ trẻ em. Nhà báo có trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng một hệ sinh thái bảo vệ trẻ em, chính vì thế, nhà báo cần có hiểu biết về quyền trẻ em, xác định cái tâm cái tầm của mình và có chiến lược lâu dài, sự bền bỉ và tâm huyết của những ngòi bút quyết tâm bảo vệ trẻ em trên cả 3 cấp độ: giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp”... 

Để báo chí bảo vệ trẻ em hiệu quả, hội thảo đã thảo luận đưa ra giải pháp trong việc truyền thông bảo vệ trẻ em trên 3 cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, trong đó báo chí đóng vai trò quan trọng nhất trong truyền thông, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Các đại biểu cũng đưa ra giải pháp trong việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử có những chỉ dẫn mang tính cam kết của cá nhân và tổ chức làm báo chí và truyền thông liên quan đến trẻ em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.