Niềm vui của học trò là hạnh phúc của thầy cô

GD&TĐ - Hạnh phúc của các thầy cô - những người trực tiếp “thi công” ngôi trường hạnh phúc thật giản dị. Đó chính là niềm vui của học trò và sự tin yêu của các bậc phụ huynh.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Những người gom hạnh phúc

Có thể gọi các thầy cô giáo chính là những người thợ cần mẫn, gom từng chút niềm vui để xây dựng nên ngôi trường hạnh phúc. Để mang lại sự hân hoan, tiếng cười hồn nhiên cho học trò, các thầy cô đã luôn nỗ lực lặng thầm với tâm niệm lấy niềm vui của học trò làm hạnh phúc của mình.

Niềm hạnh phúc mỗi ngày đến trường dạy học của cô Hà Thị Liêm, Giáo viên Trường Mầm non Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn, Sơn La) đơn giản chỉ là vào những ngày mưa gió rét vẫn được đón học sinh đến lớp đông đủ và đúng giờ.

Công tác ở vùng kinh tế khó khăn, cô Hà Thị Liêm kể: Có khi trời mùa đông mưa và rét học sinh vẫn phải đi chân đất đến trường. Thấy người các con ướt đẫm và chân thì đỏ lạnh mà tôi rơi nước mắt. Học sinh mẫu giáo ở đây hầu như không được bố mẹ đưa đến trường. Trời nắng cũng như trời mưa, các con phải tự đi bộ băng qua những dãy núi đến lớp cùng anh chị học tiểu học.

Nhà các em bằng bức vách tre, mái lợp bằng bạt. Trong nhà thì đơn sơ, tuềnh toàng, các em không đủ quần áo để mặc. Bữa ăn chỉ một nồi cơm, bát canh, đĩa rau. Thương học sinh không được đi học, có những gia đình tôi phải đến vận động ba, bốn lần phụ huynh mới đồng ý cho con đến lớp.

“Thấy được sự khó khăn vất vả của các con, tôi càng không dám để bản thân mình nản chí. Ngược lại càng yêu thương, coi các con như con ruột của mình. Gần gũi, chăm sóc, giáo dục những kiến thức bổ ích, kỹ năng sống cho trẻ. Tôi luôn kết hợp với phụ huynh để chăm sóc, giáo dục trẻ những điều tốt đẹp nhất. Tôi luôn dành hết mọi nỗ lực chỉ mong học sinh của mình vui hơn mỗi ngày” - cô Hà Thị Liêm chia sẻ.

Còn với cô Đỗ Huyền Trang, Giáo viên Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội): Để hạnh phúc của một giáo viên được trọn vẹn lan toả đến học trò thì sự bình tĩnh, bao dung của nhà giáo phải luôn được đặt lên hàng đấu. Cô Huyền Trang tâm đắc với câu nói: “Nếu người thầy thực sự tôn trọng, thương yêu học sinh thì chắc sẽ ít nóng giận hơn và nếu có nóng giận cũng ít có hành động không hay hơn! Đó mới là gốc rễ của vấn đề!”.

Chính vì vậy, trong những lúc dạy học, khi gặp những tình huống làm mình nóng giận và điều đầu tiên cô Huyền Trang làm đó là tự nói với bản thân phải bình tĩnh, quay lại hít thở thật sâu và nghĩ đây là trách nhiệm của mình. Sau khi bình tĩnh tôi phải đi tìm cách giải quyết những tình huống đó để chính tôi và những em học sinh đó hiểu nhau hơn.           

Đôi khi tôi viết ra giấy những điều tôi muốn nói với em học sinh để khi về nhà các em có thể tự đọc hoặc nhờ người nhà đọc cho em.

Hay có thể giải tỏa sự nóng giận của mình bằng cách tổ chức cho HS tham gia múa hát, tập thể dục hoặc chơi trò chơi để tôi có thể thật sự bình tĩnh hơn. Khi giảm dần được những sự nóng giận thì cô trò chúng tôi sẽ có được những tiết học, ngày học thật hạnh phúc. Kiếm chế nóng giận không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Hạnh phúc luôn có sức lan toả tự thân

Có lẽ với bất kỳ công việc gì, mỗi người đều ao ước được làm việc, cống hiến trong môi trường hạnh phúc. Giáo viên cũng vậy, niềm hạnh phúc với công việc sẽ giúp tạo nên hiệu suất, sản sinh niềm hứng khởi mỗi ngày.

Cô giáo Đỗ Huyền Trang cho rằng: Được cống hiến trong một ngôi trường hạnh phúc thì điều lợi thế đầu tiên là giáo viên được hạnh phúc. Khi đó bản thân giáo viên sẽ mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới. Mỗi giờ học đem sự sáng tạo, gợi mởi cho học sinh.

Ban Giám hiệu của ngôi trường hạnh phúc không tạo áp lực mà luôn đồng hành cùng giáo viên, đem lại cho họ sự tự tin, thoải mái và năng lượng tuyệt vời để hoàn thành nhiệm vụ. Chính điều đó, đã giúp giáo viên năng động, thêm yêu nghề, gần gũi với học sinh trong các tiết học để giúp các con phát huy được những năng lực cá nhân

“Giáo dục thực chất là giáo dục trên bản thân năng lực cá nhân của mỗi học sinh, phát triển năng lực mỗi cá thể. Chúng tôi không đưa thi đua và chạy theo hình thức một cách phù phiếm mà quan trọng luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy. Khi gặp những em học sinh năng lực còn non thì chúng tôi trao đổi riêng với phụ huynh để các em tránh mặc cảm.

Đối với giáo viên chúng tôi luôn tìm tòi và học hỏi những phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng và luôn nở nụ cười trên môi trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó, trong mỗi giờ học ở trường Tiểu học Phan Đình Giót các em học sinh được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn thông qua các hoạt động ngoại khóa đa dạng và rất phong phú như: Ánh trăng rằm, Bông hoa tặng mẹ, Cháu yêu chú bộ đội… Tôi nghĩ rằng các em học sinh đã có được những tiết học hạnh phúc” - cô Đỗ Huyền Trang cho hay.

Đối với cô Hà Thị Liêm, hạnh phúc và tiếng cười của học trò có sức lan toả mạnh mẽ. Mỗi ngày, khi nghe thấy tiếng vỗ tay, tiếng hát lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của các con, thì đó là điều tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Tất cả muộn phiền, lo âu… dường như sẽ không còn. Tiếng nô đùa của bọn trẻ ở bản vùng cao nghèo này sẽ là nguồn động lực để những giáo viên cắm bản như chúng tôi tiếp tục công việc mà mình đã chọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.