Chuyên gia mách nước chiến thuật xếp thứ tự nguyện vọng xét tuyển đại học

GD&TĐ - Đăng ký quá ít hoặc quá nhiều nguyện vọng, đăng ký ngành, trường dễ trúng tuyển lên trên là những nguyên nhân khiến thí sinh mất cơ hội trúng tuyển hoặc trúng tuyển vào ngành học không đúng sở thích.

Thí sinh cần hiểu cách thức đăng ký xét tuyển để trúng tuyển vào ngành học như mong muốn.
Thí sinh cần hiểu cách thức đăng ký xét tuyển để trúng tuyển vào ngành học như mong muốn.

Tại 2 chương trình tư vấn tuyển sinh do Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Sở GD&ĐT, Báo Tuổi trẻ, Tỉnh đoàn các địa phương Bình Định và Phú Yên vào các ngày 27, 28/3, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Nhiều thí sinh vẫn chưa hiểu cách thức đăng ký xét tuyển nên đánh mất cơ hội trúng tuyển hoặc trúng tuyển vào ngành học không đúng như mong muốn”.

“Hiện nay có hai nhóm lọc ảo, phía Nam do ĐHQG TP Hồ Chí Minh và phía Bắc do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì cùng với quy trình lọc ảo cả nước trên phần mềm chung của Bộ GD&ĐT.

Sau khi phần mềm chạy sẽ ra điểm chuẩn tạm thời và tiếp tục chạy phần mềm lọc ảo ở các trường trong cùng nhóm lọc ảo. Khi thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ bị xóa tên ở tất cả các nguyện vọng còn lại. Nếu thí sinh rớt nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 sẽ trở thành ưu tiên 1, nếu nguyện vọng 2 tiếp tục rớt thì nguyện vọng 3 sẽ trở thành ưu tiên 1.

Phần mềm sẽ chạy đến khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký trúng tuyển vào mức điểm chuẩn phù hợp. Như vậy, khi đã trúng tuyển nguyện vọng nào thì các nguyện vọng sau sẽ không được xét nữa” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.

Từ đây, thầy Dũng khuyên thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng và nên sắp xếp thứ tự nguyện vọng những ngành nào, trường nào mà mình yêu thích hoặc ngành nào khó, trường khó lên trên, không nên xếp theo thứ tự ưu tiên trường dễ trúng tuyển lên trên.

Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển bằng học bạ, TS Lê Thị Thanh Mai –ĐHQG TP Hồ Chí Minh khuyên thí sinh nên hết sức “cảnh giác”: “Nếu các em sử dụng kết quả học bạ thì điểm chuẩn đợt 2 thường cao hơn điểm chuẩn đợt 1. Tương tự, điểm chuẩn trúng tuyển của nguyện vọng 2 có thể cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1”.

TS Lê Thị Thanh Mai cũng khuyên thí sinh nên tranh thủ các phương thức xét tuyển khác ngoài sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như xét kết quả học bạ, sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.

Đến nay, có khoảng 70 trường ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức. Nếu tham gia kỳ thi này, thí sinh sẽ có thêm cơ hội trúng tuyển đại học. Thí sinh vẫn còn cơ hội để đăng ký thi đợt 2 của kỳ thi đánh giá năng lực. Từ ngày 4/5, hệ thống sẽ mở cổng cho thí sinh đăng ký thi đợt 2 và nguyện vọng.

Các chuyên gia cho rằng, thí sinh không nên chọn ngành nghề chỉ vì bài thi tổ hợp đã chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả điểm thi. Thí sinh cần nhớ các nguyên tắc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển: cơ hội việc làm của ngành nghề theo học; điều kiện tuyển sinh của ngành, trường theo học, mức học phí; sở thích và năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình; lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp và cải thiện sức học để có kết quả thi tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.