Trong đó, tuyển sinh bằng kết quả thi THPT là phương thức xét tuyển chính áp dụng cho tất cả các cơ sở đào tạo thành viên của Đại học Đà Nẵng trong năm 2021. Có 7/9 cơ sở đào tạo đăng ký xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Phương thức tuyển sinh riêng của các đơn vị cũng có một số điều chỉnh so với năm 2020, trong đó các trường mở rộng đối tượng xét tuyển.
Cụ thể:
Trường ĐH Bách khoa xét tuyển sinh riêng 7 nhóm thí sinh, gồm: Học sinh đạt giải khuyến khích tại các kỳ thi HSG Quốc gia; KHKT cấp Quốc gia; Học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại cuộc thi học sinh giỏi các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Học sinh học trường THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học: có điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn chuyên đạt từ 8,00 trở lên, điểm trung bình môn không chuyên thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 5,00 trở lên; Học sinh giỏi năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12;
Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 (hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm, TOEIC từ 650 điểm) trở lên, có điểm trung bình chung môn Toán (lớp 10, 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên; Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 (hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm, TOEIC từ 650 điểm) trở lên, có điểm trung bình chung môn Toán (lớp 10, 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên; Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại kỳ thi KHKT cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thí sinh có chứng chỉ quốc tế tại kỳ thi SAT: từ 550 (điểm mỗi phần); ACT: từ 24 (thang điểm 36).
Trường ĐH Kinh tế: xét tuyển sinh riêng 4 nhóm đối với chương trình chính quy. Gồm: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam; Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành cho học sinh lớp 12; Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2021) và có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn; Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12
Đối với Chương trình chính quy quốc tế xét thí sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên…
Trường ĐH Ngoại ngữ xét tuyển riêng 5 nhóm Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đã tham gia các vòng thi tuần trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên đài truyền hình Việt Nam (VTV) các năm 2019, 2020 và 2021; Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa dành cho học sinh lớp 12 thuộc các năm 2019, 2020, 2021 cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Thí sinh có bằng tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam và có điểm trung bình toàn khoá từ 7.5 trở lên theo thang điểm 10 hoặc tương đương; Xét tuyển kết quả năng lực ngoại ngữ và điểm học bạ; Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt Học sinh giỏi liên tục các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 năm học 2020-2021.
Trường ĐH Sư phạm xét tuyển riêng vào các ngành cử nhân khoa học (ngoài sư phạm) đối với các học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi (HSG) các môn văn hoá cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật: Xét tuyển riêng đối với ngành Sư phạm gồm có 2 nhóm: Thí sinh học trường THPT chuyên có 03 năm đạt học sinh giỏi, được xét tuyển thẳng vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT, xét theo điểm trung bình của 03 năm học THPT từ cao xuống thấp; Thí sinh học trường chuyên đoạt giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương dành cho học sinh lớp 12 thuộc các năm 2019, 2020, 2021.
Đối với các ngành ngoài sư phạm, xét tuyển riêng theo 3 nhóm: Thí sinh có hạnh kiểm Tốt và đạt danh hiệu HSG lớp 12, 02 năm lớp 10, 11 đạt danh hiệu học sinh Khá trở lên ở các trường THPT và có tổng điểm 02 môn ở lớp 12 trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển tối thiểu từ 15 điểm trở lên; Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba HSG lớp 12 cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, Tin học ở các năm 2019, 2020, 2021, có 2 năm lớp 10, 11 đạt danh hiệu học sinh Khá trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên; Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương các năm 2019, 2020, 2021.
Trường ĐH Công nghệ thông tin & truyền thông Việt – Hàn: xét tuyển riêng với 8 nhóm: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) Quốc gia hoặc thí sinh đạt giải khuyến khích tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế; Thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong Kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 và Kỳ thi Olympic 23/3 cấp tỉnh; Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT (>=1200), ACT (>=26) hoặc kết quả học dự bị đại học theo hình thức A-Level ( PUM range >=80, Toán C);
Thí sinh tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tuần trở lên; Thí sinh học THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Tin học có điểm trung bình môn chuyên (lớp 10 và 11) từ 8.00 trở lên và trung bình các môn không chuyên thuộc tổ hợp xét tuyển từ 5.00 trở lên; Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì) trong Hội thi Olympic Tin học do Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn phối hợp tổ chức; Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 trở lên (hoặc TOEFL iBT từ 64 điểm trở lên, TOEIC từ 600 điểm trở lên) được cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển; Thí sinh đạt học lực giỏi (hai năm liên tục) trong thời gian học THPT.
Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh: Xét tuyển riêng đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên không cần tham gia phỏng vấn.
Các thí sinh còn lại cần tham gia phỏng vấn do Viện tổ chức, theo 4 nhóm: Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi Học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 12 hoặc giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật khối THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các năm 2019, 2020, 2021;
Thí sinh có chứng chỉ tốt nghiệp THPT quốc tế sử dụng kết quả kỳ thi A Level / SAT / ACT / IBD / IGCSE / ATAR trong khoảng thời gian 02 năm và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo thứ tự ưu tiên của các chứng chỉ sau đây:
A Level: 3 môn xét tuyển trong kỳ thi A-Level trung bình không dưới 65%. Các môn được chọn để xét tuyển gồm: Đối với các ngành khối khoa học kỹ thuật – môn Toán và ít nhất 1 môn khoa học tự nhiên. Đối với các ngành khối kinh tế - môn Toán và 1 môn Khoa học xã hội
IBD (International Baccalaureate Diploma): 26/42 trở lên
SAT: Đạt điểm từ 1100/1600 trở lên.
ACT (American College Testing): 22/36 trở lên
ATAR (Australian Tertiary Admission Rank): Trung bình 3 môn từ 65% trở lên
IGCSE (International General Certificate of Secondary Education): 3 môn xét tuyển trung bình không dưới 65%. Đối với các ngành khối khoa học kỹ thuật: Toán học và ít nhất 1 môn khoa học tự nhiên. Đối với các ngành khối kinh tế: Toán học và 1 môn Khoa học xã hội.
Nhóm 3 là những thí sinh có Điểm xét tuyển (ĐXT) >= 22.5; Điểm môn học dùng để xét tuyển là trung bình cộng của điểm trung bình kết quả học tập THPT môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12; Điểm xét tuyển (ĐXT) là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo quy định hiện hành
Nhóm 4 là những thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) ở nước ngoài hoặc chương trình nước ngoài tại Việt Nam các năm 2019, 2020 và 2021 có điểm trung bình chung năm học lớp cuối cấp từ 75% trở lên quy đổi theo thang điểm 10.