Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) vừa đưa thông tin cảnh báo về việc khoai tây chiên cùng với bim bim, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em... có chứa acrylamide.
Acrylamide vốn là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi ta đem chiên, rán, nướng thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột ở nhiệt độ cao (từ 170 đến 180 độ C).
Thủ phạm đằng sau vấn đề này là acrylamide, một hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp, có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.
Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.
Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng.
Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.
Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm..., khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.
Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.
Cụ thể nên ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; không rán hoặc nướng lại thực phẩm nhiều lần, hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để rán, chiên thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa...