Tranh luận Harris - Trump nghiêng về Đảng Dân chủ, Moscow nói gì?

GD&TĐ -Phần lớn cử tri đã đăng ký tại Mỹ cho biết cuộc tranh luận vận động tranh cử giữa ông Trump và bà Harris không ảnh hưởng đến lựa chọn bỏ phiếu.

Ông Donald Trump và bà Kamala Harris đã đối đầu trên ABC News vào tối thứ Ba lần đầu tiên kể từ khi bà Harris tham gia cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris đã đối đầu trên ABC News vào tối thứ Ba lần đầu tiên kể từ khi bà Harris tham gia cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trong một cuộc khảo sát do hãng SSRS Research thực hiện cho thấy 82% trong số 605 người theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris không thay đổi quyết định bỏ phiếu của họ.

14% cho biết cuộc tranh luận khiến họ cân nhắc lại nhưng không thay đổi quyết định. 4% khác cho biết sở thích bỏ phiếu của họ đã thay đổi sau cuộc tranh luận.

Cuộc thăm dò cho thấy sự thay đổi trong sở thích là lớn nhất trong số những người ủng hộ ông Donald Trump.

Một cuộc khảo sát của Wall Street Journal được thực hiện vào cuối tháng 8 cho thấy bà Harris dẫn trước với tỷ lệ sít sao là 48% so với 47% của ông Trump.

Cuộc thăm dò của CNN công bố cùng ngày cho thấy hơn một nửa số cử tri đã đăng ký tại Mỹ cho biết ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đã vượt trội hơn đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của họ.

63% trong số 605 người theo dõi cuộc tranh luận được hỏi cho biết Harris đã có màn trình diễn tốt hơn trên sân khấu ở Philadelphia, so với 37% cho rằng Trump đã làm tốt hơn.

Trước cuộc tranh luận, các cử tri chia đều quan điểm 50-50 cho hai ứng cử viên.

Phía ông Donald Trump cho biết đây là cuộc tranh luận "tốt nhất từ trước tới nay" của cựu Tổng thống. Ông đồng thời bày tỏ rằng, những người điều phối cuộc tranh luận đang hỗ trợ bà Harris.

Khi được yêu cầu bình luận về màn đối đấu giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cho rằng, đây là cuộc tranh luận thiếu thực chất và phần lớn không liên quan đến tình hình đất nước Mỹ đang tiến nhanh tới thảm họa.

Phát biểu trên Radio Sputnik hôm thứ Tư, bà cho biết phía Nga không coi màn tranh luận là một sự kiện gây chú ý.

Bà Zakharova khẳng định rằng nước Mỹ đang tiến gần đến "một thảm họa toàn cầu và phần còn lại của thế giới đang chuẩn bị cho điều đó".

Trong khi cuộc tranh luận Harris - Trump là "trích dẫn một số sự thật về quá khứ để vẽ những ảo tưởng về tương lai". Đó là "những lời chỉ trích mới nhất từ những người dường như không bao giờ chịu trách nhiệm về những gì họ nói."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã ví von cuộc tranh luận là "một cuộc đấu vật trên con tàu Titanic vào 15 phút trước khi băng tới".

"Bạn nghĩ ai thắng? Tại sao điều đó lại quan trọng? Tảng băng trôi còn cách 15 phút", bà nói.

Bà Zakharova cho rằng, khán giả quốc tế chú ý đến những gì xảy ra ở cuộc đối đầu này vì họ muốn biết quốc gia nào “sẽ bị trừng phạt và mức phạt bao nhiêu” trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo của Mỹ.

Trong khi bà Kamala Harris không có ý định thay đổi chính sách ngoại giao được duy trì từ thời ông Joe Biden thì ông Donald Trump cho rằng ông sẽ chấm dứt cuộc xung đột Ukraine ngay lập tức và sẽ giảm tới mức tối đa khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia khác.

Cho đến nay, truyền thông Mỹ vẫn tin rằng, không ứng cử viên nào có lợi thế quyết định so với ứng cử viên kia trong cuộc tranh luận, có thể là cuộc tranh luận duy nhất giữa Trump và Harris trước cuộc bầu cử tháng 11.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.