Trang bị nền tảng hỗ trợ phát triển thương hiệu Việt ở khu vực nông thôn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Chuỗi hoạt động tập huấn cho hơn 220 thanh niên đang làm kinh doanh tại các vùng nông thôn nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp họ có những định hướng, hoàn thiện các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Những năm gần đây, quyết định rời phố thị để trở về quê hương khởi nghiệp, lập nghiệp được coi là một trong những xu hướng sống mới tích cực của giới trẻ với khao khát mang tri thức về góp phần xây dựng cuộc sống làng quê.

Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 từ những năm 2020 đã tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nghề nghiệp và làm thay đổi lối sống cũng như khuynh hướng tiêu dùng của mọi người dân. Điều này càng thúc đẩy mạnh mẽ lựa chọn của người trẻ trở về và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Song hành cùng tài năng trẻ Việt Nam

Xuất phát từ mục tiêu phát triển tài năng trẻ Việt Nam nhằm tạo ra lực lượng tài năng trẻ kế thừa góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và mang lại sự phồn vinh cho đất nước và con người Việt Nam, năm 2022, Trung ương Đoàn và Sabeco đã ký hợp tác đối tác 3 năm thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thanh niên làm kinh tế giỏi được trao giải thưởng Lương Định Của hàng năm, đồng thời tổ chức các chương trình tập huấn, cố vấn, kết nối và phát triển mạng lưới kinh doanh cho các nhóm thanh niên làm kinh tế tại các vùng nông thôn.

Chuỗi chương trình tập huấn và kết nối mạng lưới kinh doanh được diễn ra trong giai đoạn từ 6/7 đến 2/8 tại tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi và Lâm Đồng với các chủ đề trọng tâm như ' Sức mạnh của đổi mới sáng tạo' ' Câu chuyện thương hiệu – Hãy tạo sự khác biệt' và ' Kỹ năng xây dựng đề án và thuyết trình'. Chương trình còn có sự tham gia đồng hành của chuyên viên đến từ VCCI và đã thu hút trên 220 doanh nghiệp trẻ và thanh niên làm kinh tế đăng ký tham gia.

Chương trình mở ra cơ hội cho thanh niên nông thôn phát huy tiềm năng kinh tế địa phương.

Chương trình mở ra cơ hội cho thanh niên nông thôn phát huy tiềm năng kinh tế địa phương.

Phát huy sức mạnh nội tại

Ở mỗi chương trình, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp đã cùng nhau trao đổi, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn thanh niên nông thôn phương pháp lập đề án hiệu quả, thuyết trình thuyết phục và tiếp cận bằng lối tư duy, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và khẳng định vị thế thương hiệu bằng những cách độc đáo và thuyết phục nhất.

Từ Đồng Nai, chị Bùi Thủy ấp ủ ý tưởng tận dụng quả bưởi non tại địa phương để sản xuất xà phòng và dầu gội đầu. 'Tham gia khóa tập huấn lần này, tôi mong muốn sẽ được học hỏi thêm từ nhiều chuyên gia và các bạn khởi nghiệp, đồng thời học được kỹ năng thuyết trình tốt hơn để có thể chia sẻ giá trị sản phẩm khởi nghiệp của mình, tiếp tục tạo dựng giá trị nông sản của địa phương', chị Thủy bày tỏ.

Bà Venus Teoh Kim Wei – Phó Tổng giám đốc Marketing và Truyền thông SABECO.

Bà Venus Teoh Kim Wei – Phó Tổng giám đốc Marketing và Truyền thông SABECO.

Chị Nguyễn Hoàng Anh (Founder & CEO Hoàng Anh Đà Lạt, giám đốc Công ty Cổ phần Hana Group) đã tìm thấy chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, giáo dục bền vững ở vùng đất Đà Lạt (Lâm Đồng) dựa trên yếu tố văn hóa và tài nguyên bản địa, xây dựng thương hiệu sản phẩm xanh, sạch vì sức khỏe cộng đồng và 'kể' câu chuyện thông qua sự khác biệt, đặc sắc của sản phẩm để người dùng thử và trải nghiệm sự khác biệt.

Doanh nhân trẻ Nguyễn Thị Mến, thương hiệu DalaVi, chia sẻ: ' Vốn xuất thân từ gia đình làm nông, tôi rất thấu hiểu những khó khăn vất vả và sự thiệt thòi của người nông dân. Khi bắt tay vào làm kinh tế, tôi mang theo mình một khát khao đem lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình và tạo sinh kế để giúp đỡ những người yếu thế. Vì thế, tôi tập trung phát triển các sản phẩm địa phương và tôi rất muốn xây dựng thật tốt hình ảnh thương hiệu với các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt để nhiều hơn biết đến và ủng hộ sản phẩm của Đà Lạt'.

Từ miền núi cao Tây Bắc, những người trẻ đã tìm ra hướng đi mới để phát huy tài nguyên bản địa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mở ra lối đi mới giúp đồng bào phát triển kinh tế. Tại Sa Pa (Lào Cai), chị Chảo Lao Tả cùng thanh niên địa phương đã phát huy được thế mạnh bài thuốc lá tắm của đồng bào Dao đỏ lưu truyền bao đời nay.

Sản phẩm độc đáo cần câu chuyện thương hiệu khác biệt

Đồng hành cùng chương trình, bà Venus Teoh Kim Wei – Phó Tổng giám đốc Marketing và Truyền thông Sabeco đã có những chia sẻ ý nghĩa và đầy hữu ích cho các doanh nghiệp và thanh niên.

'Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt ngày nay, doanh nghiệp khởi nghiệp cần khám phá những cách thức đổi mới và sáng tạo để có thể thành công. Đổi mới sáng tạo là yếu tố cần thiết trong hoạt động kinh doanh ngày nay, bởi nó không chỉ đem lại giá trị cho khách hàng, người tiêu dùng mà còn cách thức tăng hiệu quả kinh doanh, tối ưu hoá chi phí và phát triển thị trường mới', bà Venus Teoh Kim Wei chia sẻ.

'Về bản chất, các doanh nghiệp khởi nghiệp không nên chỉ chú trọng đến việc quảng cáo để bán được món hàng, mà cần tạo sự khác biệt thương hiệu và hoạt động kinh doanh mạnh mẽ. Để trở nên nổi bật, các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực không ngừng để cải tiến và sáng tạo nhưng không làm mất đi tính độc đáo và xác thật của doanh nghiệp cũng như bản sắc và thành phần của thương hiệu' bà Venus Teoh Kim Wei cho biết thêm.

Ông Hoàng Phi Long, chuyên gia về tư vấn và đào tạo quản trị bán hàng, quản trị sản xuất và xúc tiến thương mại quốc tế (VCCI) cũng chia sẻ nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho thanh niên làm kinh tế vùng nông thôn.

Buổi tập huấn với chủ đề 'Câu chuyện thương hiệu- Hãy tạo sự khác biệt' diễn ra trong hai ngày 1 - 2/8 đã khép lại chuỗi chương trình 'Tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thanh niên làm kinh tế giỏi khu vực nông thôn'. Chuỗi tập huấn này nằm trong khung hợp tác 3 năm 2022 – 2025 giữa Sabeco và Trung ương Đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển của tài năng trẻ.

Trang bị nền tảng hỗ trợ phát triển thương hiệu Việt ở khu vực nông thôn ảnh 4
Bà Nguyễn Thu Vân, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho biết: 'Chúng tôi mong muốn các bạn khi trở về địa phương sẽ có những định hướng, hoàn thiện các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.Thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ kết nối các bạn thanh niên nông thôn với những gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở các lĩnh vực để hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết'.

Bà Nguyễn Thu Vân, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho biết: 'Chúng tôi mong muốn các bạn khi trở về địa phương sẽ có những định hướng, hoàn thiện các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.Thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ kết nối các bạn thanh niên nông thôn với những gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở các lĩnh vực để hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết'.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?