Trang bị kỹ năng sống qua "Điều em muốn nói"

GD&TĐ - Ngày 15/4, Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống “Điều em muốn nói”.

Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)

Sau gần 1 năm học online, em Trần Nguyễn Gia Bảo – học sinh lớp 6 A3 bộc bạch: Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải toả và chuyển hoá cảm xúc tiêu cực của mình.

Với Bảo buổi chuyên đề giáo dục kỹ năng sống là dịp để em bày tỏ cảm xúc, nói lên những điều muốn nói của mình với bố mẹ, thầy cô. Qua đó, em muốn bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và tôn trọng quền riêng tư cá nhân của em.

Dù con chưa có biểu hiện trầm cảm hay stress, nhưng anh Nguyễn Văn Sỹ - phụ huynh học sinh Nguyễn Trần Bảo Ngọc - lớp 6 A1 – nhận thấy con bắt đầu vào tuổi “ẩm ương” nên có những lúc cũng muốn khẳng định mình. Nhiều khi con khép mình, ít nói và ngại giao tiếp đông người.

“Ở tuổi này, tôi muốn con được trang bị kỹ năng sống, có những suy tích cực và biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống. Với tôi, buổi giáo dục chuyên đề “Điều em muốn nói” rất có ý nghĩa. Qua đó, các con có thể giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình; từ đó thầy, cô, bố mẹ hiểu các con hơn và ngược lại” – anh Sỹ bộc bạch.

Cô Nguyễn Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) – cho hay: thực tế cho thấy, sau thời gian dài học online, nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu…; cá biệt có em bị trầm cảm nên rất cần được hỗ trợ từ thầy, cô giáo và phụ huynh.

“Sau chuyên đề “Điều em muốn nói”, chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức buổi toạ đàm với phụ huynh học sinh; bởi thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cần được tư vấn tâm lý học đường” – cô Thuý chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:

Nhà trường muốn tạo sợi dây kết nối để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn. Qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kiềng 3 chân: nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện” – cô Thuý cho biết.

Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống
Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống

Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếng như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu hiểu nhau nên dễ dấn đến bị căng thẳng, xung đột và bột phát.

“Chính vì vậy, những buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống rất có ý nghĩa với học sinh, phụ huynh. Qua đó, giúp các em hiểu về bố mẹ, thầy cô của mình hơn và ngược lại” – bà Hương trao đổi.

Nhấn mạnh, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với học sinh, nhất là với học sinh bậc THCS, vì thế, theo bà Hương, nếu có xung đột xảy ra, cách tốt nhất là các em không nên tranh cãi với bố mẹ. Các em có thể giải toả cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách viết nhật ký hoặc viết thư để bố mẹ hiểu mình hơn.

“Đã bao lâu rồi, các em chưa nói những lời yêu thương với bố mẹ. Nếu vì lí do nào đó mình chưa thể nói được với bố mẹ thì hãy viết một vài dòng gửi đến đấng sinh thành của mình, bởi hơn bao giờ hết bố mẹ luôn là người đồng hành, hỗ trợ, yêu thương mình nhiều nhất” – bà Hương nhắn nhủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.