Điều em muốn nói

Tôi lắc đầu lè lưỡi khi nghe chị tôi đang dạy trung học phổ thông khổ sở như thế nào đối với học sinh lớn tuổi. Bọn chúng nghịch ngợm phát biểu vặn vẹo đủ điều có khi làm cô giáo đến phát khóc.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Chả bù cho mình ngày xưa muốn bày tỏ ý kiến mà lúc nào cũng sợ, sợ nói không nên lời, sợ mình nói sai, sợ chúng bạn cười, sợ làm người khác buồn. Đến khi học THPT rồi mà đứa nào cũng nhút nhát, thiếu tự tin. 

Cô nói gì nghe nấy, có khi không đúng ý vẫn răm rắp làm theo chẳng dám ho he tí nào. Ngay cả phát biểu ý kiến trong giờ học cũng cứ đùn đẩy nhau xem cậu nào dám phát biểu, mặc dù cô giáo luôn hết lời động viên khuyến khích...

Quyền được bày tỏ ý kiến tưởng là chuyện nhỏ song cũng tác động đến sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này. Đối với học sinh còn bé lúc nào ta cũng nghe thưa gửi tức là trẻ muốn tạo sự chú ý, mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn. 

Song những giờ học mà cứ nghe học sinh thưa gửi mãi thì rất khổ cho giáo viên đứng lớp. Trong một lần họp phụ huynh cho đứa cháu của tôi, cô giáo dẫn chúng tôi tham quan mô hình trang trí lớp học của lớp cháu. Điều tôi chú ý là ở góc bảng có hòm thư “Điều em muốn nói” để các em giãi bày tâm sự, thổ lộ tâm tư...

Cô giáo nói: “Những điều các em thắc mắc được ghi vào tờ giấy nhỏ bỏ vào hòm thư, có khi ghi tên, có khi không ghi tên. Hòm thư giúp ích cho tôi trong công tác chủ nhiệm rất nhiều. Tôi quản lý lớp được tốt hơn”. 

Cô cầm một tờ đọc cho chúng tôi nghe: “Em không thích về nhà, ba mẹ em cãi nhau suốt, chắc là em bỏ học cô ơi!”, “Hôm qua em thấy bạn A bỏ học chơi game, bạn ấy dọa đánh những ai mách cô, cô biết không ạ?”. 

Có khi đơn giản hơn: “Em không giải được bài tập 4, cô giúp em với”. Đôi khi lại là những giận dỗi rất trẻ con: “Bạn B hôm nọ giả vờ bệnh để được cô chăm sóc đấy!”... Cô ngưng giọng, rơm rớm nước mắt phân trần cho chúng tôi hiểu là gia đình em này bố mẹ làm ăn xa nên em thiếu thốn tình thương gia đình, em hay làm nũng như vậy đấy.

“Điều em muốn nói” còn nhiều nhiều nữa, nào là những thắc mắc về học tập, những yêu cầu đáng yêu của trẻ nhỏ, những lỗi lầm cần sự tha thứ, bao dung. 

Các em muốn tìm hiểu về thế giới bao la và cần lời giải đáp hợp lý, cần một định hướng đúng đắn từ người lớn, thầy cô. “Điều em muốn nói” cũng chính là điều người lớn chúng ta cần quan tâm để góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em.

Theo Tuổi Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...