Trần Lực và... sân khấu

GD&TĐ - NSƯT Trần Lực - Một tài tử điện ảnh, nhà sản xuất phim đình đám, bỗng đâu mấy năm qua xuất hiện ở lĩnh vực sân khấu và cũng rất nổi bật. Nhiều người “mắt tròn mắt dẹt” tò mò: Cái ông này có “ngộ” không? Sân khấu bây giờ mấy người xem? Kệ, Trần Lực vẫn bước vào một cách hăng say…  

NSƯT Trần Lực đã dựng phiên bản mới thành công cho vở hài kịch “Quẫn”. Ảnh: T.G.
NSƯT Trần Lực đã dựng phiên bản mới thành công cho vở hài kịch “Quẫn”. Ảnh: T.G.

Ba năm ba vở diễn

Sự hăm hở bước vào sân khấu của Trần Lực khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Bởi vì, thường thường, một nhà hát công lập mỗi năm cũng chỉ có thể e dè ra mắt 1 đến 2 vở diễn mới từ tiền ngân sách.

Đằng này, Trần Lực – một người hoàn toàn đơn thương độc mã: Không nhà hát, không diễn viên, không dự án… mà vẫn giới thiệu liên tiếp 3 vở diễn mới toanh.

Từ kịch bản “Quẫn” của tác giả Lộng Chương – một tác phẩm sân khấu từng “làm mưa làm gió” những năm 1960 ở Hà Nội, Trần Lực dựng phiên bản hoàn toàn mới dành cho khán giả hôm nay, đặc biệt là khán giả trẻ.

Vẫn là cuộc tranh luận dữ dội giữa các thành viên trong gia đình tư sản ông Đại Cát ở Hà Nội về việc hiến hay không hiến gia sản nhưng cách kể của Trần Lực thật dí dỏm, câu chuyện cứ tưởng như đang diễn ra hôm nay mà không bị đẩy trở về mốc thời gian cách đây hơn nửa thế kỷ.

Vở diễn đã hấp dẫn, cuốn hút hơn bao giờ hết khi được Trần Lực kết hợp giữa tính ước lệ trong sân khấu truyền thống Việt Nam (tuồng, chèo…) và phong cách biểu hiện (nhấn mạnh, thậm xưng trong thể hiện cảm xúc, tình cảm, hành động) trong kịch phương Tây.

Kết hợp này đem lại cho “Quẫn” sự tươi mới, gần gũi với khán giả mà vẫn giữ được những đặc trưng của kịch Lộng Chương: Hóm hỉnh, hài hước, sâu cay.

Bằng những sáng tạo này nên dẫu vừa mới chân ướt chân ráo trình làng với phiên bản của Trần Lực, “Quẫn” đã xuất sắc giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2016.

Tiếp đó đến đầu năm 2017, “Quẫn” được Nhà hát Tuổi trẻ đứng ra làm “bà đỡ” để công diễn đến khán giả Thủ đô liên tiếp trong cả tuần.

Chưa hết hân hoan với “Quẫn”, cuối năm 2017, Trần Lực lại khiến khán giả Hà Nội bất ngờ khi ra mắt vở diễn “Cơn ghen của Lọ Lem” (tác giả Molière).

Vẫn là hài kịch nhưng lần này Trần Lực đãi khán giả một bữa tiệc nghệ thuật rất đời. Chỉ vỏn vẹn trong 90 phút, anh vẫn kịp mượn câu chuyện ghen tuông của Lọ Lem với vợ để kể chuyện thời sự nóng hổi của Việt Nam.

Một không gian sân khấu ước lệ luôn kích thích sự tưởng tượng vô biên của khán giả: Lúc thì ở đường phố với tiếng xe máy phành phạch, riêng không gian trong và ngoài ngôi nhà cũng chỉ cần ngăn cách bằng một cánh cửa.

Thêm nữa, ngôn ngữ kịch được thay đổi “xoành xoạch” theo các vấn đề thời sự của Việt Nam chứ không khư khư nói đúng kịch bản văn học cách đây 5 thế kỷ.

Sang đến “Nữ ca sĩ hói đầu” được ra mắt đầu năm nay thì khán giả thực sự… choáng với Trần Lực.

Khán giả choáng vì lần đầu được thưởng thức kịch phi lý của nhà viết kịch lừng danh Eugène Ionesco (Pháp) – một vở diễn không có lớp mở màn mà cũng chẳng có lớp hạ màn; không có kịch tính hay xung đột mà tất cả cứ diễn ra đều đều; chỉ là cuộc trò chuyện của 6 nhân vật, tưởng họ nói với nhau nhưng thực ra mỗi người đang đuổi theo dòng suy nghĩ của mình, tự nói với chính mình toàn những chuyện không đâu. Sân khấu đen kịt.

Nhân vật mặc bộ xám trắng trông như những hình nộm. Có thể nói, “Nữ ca sĩ hói đầu” là một thử nghiệm đầy táo bạo của Trần Lực với sân khấu Việt, khán giả Việt.

Không phải ngẫu nhiên

Từ một tài tử điện ảnh, NSƯT Trần Lực bước vào sân khấu ở tuổi ngoài 50. Ảnh: NVCC.
Từ một tài tử điện ảnh, NSƯT Trần Lực bước vào sân khấu ở tuổi ngoài 50. Ảnh: NVCC.

Gặp NSƯT Trần Lực ở Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) vào những ngày cuối tháng 7, khi anh đang chuẩn bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng để cho “Quẫn”, “Cơn ghen của Lọ Lem” và “Nữ ca sĩ hói đầu”, anh tủm tỉm cười bảo: “Tôi đến với sân khấu làm gì có chuyện tay ngang hay ngẫu nhiên!”.

Và, thật bất ngờ khi tài tử của điện ảnh Việt Nam chia sẻ phải đến… U60 mới có cơ hội bước vào thánh đường nghệ thuật - một niềm ấp ủ, say mê từ tuổi trẻ.

Cũng bởi lẽ, anh vốn lớn lên trong lòng sân khấu khi là con trai của NSND Trần Bảng và nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân. Lúc lên hai lên ba, cậu bé Lực đã suốt ngày đứng trong cánh gà đợi cha, đợi mẹ diễn chèo.

Lớn lên, Trần Lực được biên chế là diễn viên của đoàn Tổng cục Hậu cần và toàn được phân vai… quần chúng. Nhưng, chỉ sau đó một thời gian, Trần Lực rẽ lối sang nghề đạo diễn khi được cử đi học lớp đạo diễn sân khấu và tu nghiệp 7 năm ở Bulgaria.

Dẫu tỏa sáng ở điện ảnh như thế song Trần Lực bảo, thực ra bao năm qua anh vẫn không thôi mơ tưởng về sân khấu. Ngay cả những lúc bận mải với điện ảnh, nhưng chưa khi nào anh bỏ sót các buổi công diễn vở mới của các nhà hát.

Thêm nữa, anh còn có một sự hối thúc rất mạnh mẽ từ cha anh – NSND Trần Bảng và thầy Saso Stoianov (Bulgaria). Dù hai người ở cách xa nhau về mặt địa lý nhưng không hẹn mà gặp đã gửi gắm nơi anh một mong ước: Rất vui vì có một Trần Lực của điện ảnh nhưng rất chờ đợi một Trần Lực của sân khấu!

Thế rồi, một cơ duyên mở ra khi Trần Lực tham gia chủ nhiệm lớp kịch của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Đấy cũng là cách anh tự mở lối cho mình chính thức bước vào sân khấu – từ “Quẫn” đến “Cơn ghen của Lọ Lem” rồi “Nữ ca sĩ hói đầu”.

Không chỉ dừng ở đó, Trần Lực còn mạnh dạn thành lập đoàn kịch Lucteam – đoàn kịch tư nhân đầu tiên ở miền Bắc.

Ba năm qua, với một đội ngũ diễn viên trẻ, chính là học trò của Trần Lực ở Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Lucteam luôn mang đến biết bao điều bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu kịch ở Thủ đô. Và, giữa lúc sân khấu ế ẩm, các vở diễn của Lucteam vẫn bán được vé, đủ để duy trì mỗi đêm sáng đèn.

NSND Lê Khanh có lần bảo, chị luôn ngạc nhiên trước Trần Lực vì anh cực giỏi biến những điều không thể thành có thể. Còn nhà biên kịch Đỗ Trí Hùng thì nhận xét: Lực tự tin, can đảm mà…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...