Trại giam số 3 khai giảng lớp xóa mù chữ cho phạm nhân

0:00 / 0:00
0:00

Chiều 16/9, Trại giam số 3 (đóng tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An) tổ chức Lễ Khai giảng lớp học văn hóa xóa mù chữ cho 50 phạm nhân.

Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại Nghệ An) tổ chức Lễ khai giảng Lớp học văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân năm học 2022-2023.
Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại Nghệ An) tổ chức Lễ khai giảng Lớp học văn hóa xóa mù chữ cho phạm nhân năm học 2022-2023.

Lễ khai giảng có sự tham gia của đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An, phòng GD&ĐT huyện Tân kỳ, Trường Tiểu học Dũng Hợp cùng 50 phạm nhân là học viên của lớp văn hóa xóa mù chữ năm học 2022-2023.

Lớp học văn hóa xóa mù chữ năm học này được tổ chức tại phân trại số 1, Trại giam số 3 (xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Trong đó, người nhiều tuổi nhất là 62 tuổi và ít tuổi nhất và người ít tuổi nhất 24 tuổi, tất cả đều là phạm nhân nam.

Đại diện Trại giam số 3 Bộ Công an và các sở ngành liên quan tỉnh Nghệ An dự lễ khai giảng.

Đại diện Trại giam số 3 Bộ Công an và các sở ngành liên quan tỉnh Nghệ An dự lễ khai giảng.

Công tác dạy xóa mù chữ cho cộng đồng là chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Trong môi trường trại giam, công tác xóa mù chữ cho phạm nhân cũng được thực hiện thường xuyên. Qua đó tạo điều kiện cho những phạm nhân không biết chữ hoặc tái mù chữ biết đọc, biết viết, nâng cao nhận thức, hiểu biết. Góp phần tích cực vào công tác giáo dục cải tạo, cảm hóa phạm nhân và giúp đỡ phạm nhân sau khi ra trại có thể tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Cao – Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp – GDTX, Sở GD&ĐT Nghệ An chia sẻ, đây là lớp học đặc biệt, từ lễ khai giảng, các tiết mục văn nghệ của phạm nhân. Lớp văn hóa xóa mù chữ thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với người phạm tội.

Chương trình văn nghệ do các phạm nhân Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An) biểu diễn tại lễ khai giảng.

Chương trình văn nghệ do các phạm nhân Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An) biểu diễn tại lễ khai giảng.

Với số lượng 50 phạm nhân của lớp học, công việc ban đầu sẽ rất vất vả. Đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đề nghị trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ, Trường tiểu học Nghĩa Dũng, ngoài công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học thì hỗ trợ Trại Giam số 3 trong những buổi học đầu tiên.

Thông tư mới của Bộ GD&ĐT có một số điều chỉnh trong nội dung chương trình xóa mù chữ, cách thức kiểm tra, đánh giá, thi và tổ chức cấp chứng chỉ. Về phía Sở sẽ phối hợp, hỗ trợ với Trại giam số 3 để thông tin và triển khai tổ chức, cấp chứng chỉ lớp xóa mù chữ đạt hiệu quả. Đồng thời, khi có các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ, sẽ thông báo và mời trại giam số 3 cử cán bộ tham gia.

Đại diện Ban giám thị Trại giam số 3 mong muốn phạm nhân thực hiện tốt nội quy lớp học và tham gia học tập tích cực để biết đọc, biết viết.

Đại diện Ban giám thị Trại giam số 3 mong muốn phạm nhân thực hiện tốt nội quy lớp học và tham gia học tập tích cực để biết đọc, biết viết.

Thượng tá Đào Anh Sơn – Phó Giám thị trại giam số 3 cũng cho rằng: Việc giáo dục cảm hóa những người lầm lỗi khi vi phạm pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu của các trại giam giúp phạm nhân trở thành công dân lương thiện và có ích cho xã hội. Trong quá trình triển khai, các trại giam luôn nhận được sự quan tâm của các tổ chức, xã hội, trong đó có ngành giáo dục. Ngoài việc dạy xóa mù chữ, ngành giáo dục cũng hỗ trợ cho các chiến sỹ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại đơn vị củng cố kiến thức để ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng và đem đến nhiều kết quả tích cực.

Đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An trao quà, sách vở cho phạm nhân lớp học văn hóa xóa mù chữ.

Đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An trao quà, sách vở cho phạm nhân lớp học văn hóa xóa mù chữ.

Với ý nghĩa trên, đại diện trại giam số 3 cũng mong các phạm nhân thấy được sự quan tâm của Đảng và nhà nước và trách nhiệm của các ban, ngành đối với người phạm tội. Từ đó, để các phạm nhân nhận được tội lỗi, ăn năn hối cải, tích cực cải tạo, chấp hành tốt các nội quy lớp học để sớm được trở về, hòa nhập với cộng đồng.

Thực tế trong số các phạm nhân có nhiều hoàn cảnh thương tâm, là người dân tộc thiểu số, do thiếu hiểu biết, không có điều kiện học hành, biết chữ mà phạm tội, trả cái giá rất đắt.

Thư viện sách được Ban giám thị Trại giam số 3 bổ sung nhiều đầu sách, Đây cũng là nơi để phạm nhân được đến đọc, mượn sách nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết xã hội.

Thư viện sách được Ban giám thị Trại giam số 3 bổ sung nhiều đầu sách, Đây cũng là nơi để phạm nhân được đến đọc, mượn sách nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết xã hội.

Ban giám thị mong phạm nhân chấp hành tốt nội quy lớp học, tích cực học tập để trong thời gian năm học có thể biết đọc, biết viết. Đây là cơ hội tốt để phạm nhân nâng cao nhận thức, hiểu biết, nhìn lại tội lỗi của mình để cố gắng cải tạo, sớm hòa nhập cộng đồng trở về với gia đình, quê hương, làm người lương thiện có ích cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.