Hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là nhân văn

GD&TĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.

Không nên giới hạn số trại giam

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn đại biểu Quốc hộ Thành phố Hà Nội cho rằng, bên cạnh những lý do như Tờ trình, đây còn là nội dung mang tính nhân văn, xã hội hóa cao. Tuy nhiên vì là chính sách mới, cần phải được đánh giá tác động của mô hình mới đối với tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự địa phương, sau đó tiến hành sơ kết, tổng kết.

Để dự thảo nghị quyết hoàn thiện hơn, đại biểu đề nghị rà soát lại quy định tại Khoản 2 Điều 1 về số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết này không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Đại biểu cho rằng, không nên giới hạn số trại giam mà cần căn cứ theo năng lực, khả năng quản lý của trại giam để thực hiện thí điểm này.

Về nguyên tắc, tại Khoản 3 Điều 1, dự thảo quyết quy định đầy đủ và chặt chẽ các nguyên tắc thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các quy định về tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức hợp tác, các mô hình… để đảm bảo thống nhất với Luật Thi hành án hiện hành.

Theo quan điểm của đại biểu, không nên tập trung vào sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước mà cần mở rộng thêm lao động hướng nghiệp, dạy nghề, nhất là đối với các ngành nghề có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngoài ra, cũng cần đưa những ngành nghề phát huy được năng khiếu, thế mạnh, sở trường của phạm nhân nhất nhằm kích thích, động viên hội trong quá trình lao động. Điều này sẽ giúp tăng cường sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp phạm nhân có thêm cơ hội tiếp cận việc làm sau khi hết thời hạn chấp hành phạt tù.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động

Đại biểu Lê Thanh Hoàn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tán thành với nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Trong đó nêu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước là coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý đối với người phạm tội, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.

Đồng tình với quan điểm thực hiện thí điểm mô hình lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam không vi phạm Công ước quốc tế về lao động cưỡng bức, đại biểu đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 3 dự thảo Nghị quyết theo hướng phạm nhân tham gia lao động hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định của pháp luật về lao động.

Cùng với đó, cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, cần có những quy định bảo đảm cho phạm nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp với những điều khoản không kém thuận lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với lao động tự do.

Để làm rõ phạm vi điều chỉnh dự thảo Nghị quyết, đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn về hoạt động hướng nghiệp, hoạt động dạy nghề. Ví dụ, trường hợp phạm nhân tham gia lao động với mục đích là được học nghề hướng nghiệp thì cơ chế thế nào, thời gian kéo dài bao lâu, khi nào thì chuyển sang lao động có trả công.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm trong quá trình phạm nhân tham gia lao động học nghề ngoài trại giam, các quyền của phạm nhân như hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chế độ y tế được đảm bảo như thế nào?

Theo dự thảo Nghị quyết thi hành ngành nghề được tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề là ngành nghề mà pháp luật không cấm, tập trung vào các ngành nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước. Về ngành nghề tổ chức hoạt động lao động, đại biểu đề nghị cần quy định rõ đây là ngành nghề phải được sản xuất theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn cũng cho rằng, cần quy định rõ là chỉ sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước, bởi quy định theo dự thảo có nghĩa là vẫn được phép sản xuất hàng hóa được xuất khẩu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ