Trái đất sắp đối mặt với thời kỳ tiểu băng hà

GD&TĐ - Sự nóng lên toàn cầu dường như đã là điều chắc chắn. Tuy nhiên thời gian gần đây xuất hiện những ý kiến cho rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với một đợt lạnh giá toàn cầu. Sự thật là chúng ta đang sống trong thời kỳ gian băng (interglacial), tức là thời kỳ xen kẽ giữa 2 thời kỳ băng hà.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ gian băng.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ gian băng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hành vi khác thường hiện nay của Mặt trời dự báo thời kỳ băng hà tiếp theo, khởi đầu vào thập niên tới.

Trong thực tế, khi thời kỳ gian băng kết thúc sẽ xuất hiện hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này gây ra sự tan chảy băng. Nước ngọt chảy vào đại dương, làm rối loạn các dòng hải lưu.

Hậu quả là những khu vực trước đây được các dòng hải lưu (chẳng hạn, hải lưu Gulf Stream) sưởi ấm, sẽ bị đóng băng.

Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất là hoạt động của Mặt trời. Hiện tại hoạt động của Mặt trời đang ở mức thấp nhất. Những vết lóa trên bề mặt Mặt trời hầu như biến mất. Chỉ còn những cơn bão từ thỉnh thoảng xuất hiện.

Các nhà khoa học dự đoán, giai đoạn yên ả này sẽ kết thúc vào năm 2020.

Cho đến nay, có thể nói về chu kỳ 11 năm hoạt động của Mặt trời với những biểu hiện tăng hoặc giảm tính tích cực. Tuy nhiên, chu kỳ gần đây nhất diễn ra theo cách rất lạ, với những giai đoạn yên ả, hầu như không có vết đen trên Mặt trời.

Theo các chuyên gia ở ĐH Northumbria (Anh), những sự thay đổi trên Mặt trời là rõ nét và Mặt trời sẽ không còn khả năng sưởi ấm chúng ta như trước. Trái đất sẽ phải đối mặt với một đợt lạnh giá cực đoan, gọi là thời kỳ tiểu băng hà.

Thời kỳ tiểu băng hà gần đây nhất diễn ra trong giai đoạn 1645 - 1715. Châu Âu khi đó bị giảm nhiệt độ kinh khủng.

Nguyên nhân nhiệt độ trên Trái đất hạ thấp trong giai đoạn nói trên là hiện tượng ngưng trệ hoạt động của Mặt trời (hiện tượng Minimum Maunder). Trong suốt vài chục năm, Mặt trời hầu như không hoạt động; các vết đen Mặt trời trở nên cực kỳ hiếm.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ