Một thiên thạch khổng lồ đang lao hướng về Trái đất với tốc độ hơn 23 nghìn km/h

GD&TĐ - Một thiên thạch khổng lồ có kích cỡ lớn hơn các tòa nhà lớn nhất thế giới, bao gồm tòa Shard ở London, sẽ lao gần Trái đất với tốc độ 23.112 km/h vào ngày 14/9 – hãng tin Live Science cho biết khi dẫn lời Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất (CNEOS).

Ảnh minh họa một thiên thạch đang hướng về Trái đất.
Ảnh minh họa một thiên thạch đang hướng về Trái đất.

Khối đá vũ trụ khổng lồ sắp đi qua Trái đất có tên 2000 QW7 có kích cỡ đường kính xấp xỉ từ 290 đến 650 mét.

Tuy nhiên, rất khó có khả năng thiên thạch trên va vào Trái đất vì khi vượt qua, nó sẽ cách khoảng 5,3 triệu km so với hành tinh của chúng ta.

Là một tiểu hành tinh giống như hành tinh của chúng ta, lần gần đây nhất 2000 QW7 đã tiếp cận Trái đất cách đây hơn 18 năm vào ngày 1/9/2000 và dự kiến nó sẽ lại xuất hiện gần chúng ta vào năm 2038.

Trước đây, Giám đốc điều hành Elon Musk của hãng Telsa và SpaceX đã nêu mối lo ngại về việc Trái đất không thể tự bảo vệ mình trước các tiểu hành tinh khổng lồ như Apophis 99942 được gọi là “Vị thần của sự hỗn hoạn”. Theo các tổ chức không gian, tiểu hành tinh này được xem là có khả năng gây nguy hiểm nếu nó cách Trái đất 7,4 triệu km.

Space X của Elon Musk và Cơ quan Vũ trụ Mỹ NASA hiện đang hợp tác với nhau trong một nhiệm vụ chuyển hướng tiểu hành tinh nhằm ngăn cản Apophis tiếp cận vào tháng 4/2029 và nó sẽ thử nghiệm khả năng Trái đất trong việc tự bảo vệ mình chống lại các tiểu hành tinh khổng lồ.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ