Theo đó, khung thời gian kiểm tra từ ngày 9/12 đến ngày 21/12.
Riêng ở khối THCS, phòng GD-ĐT các quận, huyện ra đề và tổ chức kiểm tra chung các môn học cho các khối lớp cấp THCS: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán học và quy định chi tiết lịch kiểm tra cho đơn vị mình.
Các môn học còn lại theo hướng dẫn của Trưởng phòng GD-ĐT quận huyện. Phòng GD-ĐT xây dựng ma trận kiến thức và kỹ năng, hướng dẫn xây dựng câu hỏi và cấu trúc đề kiểm tra trên cơ sở ma trận kiến thức và kỹ năng.
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nam Sài Gòn thực hiện kiểm tra riêng ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 nhưng phải theo hướng dẫn, ma trận kiến thức chung của Phòng GD-ĐT quận và có trách nhiệm báo cáo, gửi đề, đáp án về Phòng GD-ĐT.
Ở khối THPT: Trường ra đề và tổ chức kiểm tra chung cho các môn học ở các khối lớp: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học. Các môn học còn lại, có thể tổ chức kiểm tra tại lớp.
Hình thức đề kiểm tra các môn kiểm tra chung của nhà trường: Đảm bảo hình thức, nội dung kiểm tra theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học; đảm bảo phù hợp giữa thời gian làm bài và nội dung kiểm tra, …
Đối với lớp 9 và lớp 12, không được sử dụng kì kiểm tra học kì vào mục đích luyện tập cho học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT Quốc gia.
Các trường chỉ thực hiện theo chương trình chuẩn, biên soạn một đề kiểm tra chung cho mỗi môn ở từng khối lớp.
Sở lưu ý với các trường,mỗi đề kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan được xáo trộn tối thiểu thành 4 mã đề khác nhau để các học sinh ngồi cạnh nhau có mã đề khác nhau (xáo trộn riêng từng phần: phần cơ bản thuộc 60% đầu và phần phân hoá thuộc 40% sau của đề bài kiểm tra);
Các tổ bộ môn cần xây dựng bảng ma trận kiến thức khi soạn và thiết kế đề kiểm tra; Tỉ lệ giữa phần trắc nghiệm và phần tự luận các trường bố trí có thể là 5:5; 6:4 hoặc 7:3; Nhà trường xây dựng thiết kế đề kiểm tra và phân chia thời gian hợp lý khoa học cho đề kiểm tra.