Tồn tại 3 điều này, gia đình không sớm muộn cũng lụi bại

1. Xây nhà quá to

Một trong những điều dại nhất trên đời chính là: Thắt lưng buộc bụng, bóp mồm bóp miệng, dành tiền dựng lên một khối beton, sau đó vừa còng lưng trả nợ, vừa tự làm osin lau chùi quét dọn cả ngày, rồi nhắm mắt xuôi tay, nằm lạnh lẽo trong 6 tấm ván hoặc chui vào lọ sành. 

Nhà cửa phải đàng hoàng nhưng đừng quá sức của mình: cả về tiền bạc lẫn thể chất. 

Nhà… to hay bé, xấu hay đẹp cũng không có gì khác nhau là mấy. Đừng vì một chút sĩ diện với thiên mà, mà ngày ngày cắm mặt làm việc, chạy vạy khắp nơi để trả món nợ nhà to. 

Nên nhớ, nhà là mái ấm quen thuộc, chốn dừng chân an bình giữa giông bão cuộc đời. Nên đừng biến nó trở thành gánh nặng cho bản thân.

2. Cho con cái quá nhiều

Nhiều bậc cha mẹ quan niệm: "Hi sinh đời bố, củng cố đời con". Vì lẽ đó, nhiều người có bao nhiêu cho con hết, khiến con cái chẳng biết tự lo gì. Thậm chí, 30 tuổi rồi vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ. 

Đừng quên, tiền bạc là quyền lực của người già. Cha mẹ luôn muốn bảo vệ con nhiều nhất có thể, nhưng hãy để chúng tự đứng trên đôi chân của mình. Bằng không đến lúc cha mẹ không còn trên đời thì sẽ chỉ trở thành kẻ ăn bám của xã hội mà thôi. 

Về già nếu dư giả, cha mẹ hãy giữ lại cho mình để dưỡng già, hưởng thụ, đi du lịch, đi ăn những món ngon, bù lại những ngày tháng đã làm việc vất vả, quần quật để nuôi các con. Con cái phải trải qua gian khó mới có thể trưởng thành.

3. Đừng quá cố chấp với người nhà

Nhân vô thập toàn, là người nhà hãy biết thông cảm cho nhau, đừng quá hơn thua chấp nhặt. Nhiều người, vì không nhận thức được rằng mình mắc, hy vọng mình vĩnh viễn đúng, đồ hết mọi trách nhiệm lên đầu đối phương. Cuối cùng, đánh mất tình cảm thân nhân tốt đẹp. 

Kỳ thực, sống quá cố chấp, sẽ đem lại cho chúng ta và cả gia đình áp lực và sự thống khổ lớn. Vì vậy, lúc mà bạn muốn vùi đầu mình vào để tranh luận đúng sai, hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không? Nó thực sự đem lại lợi ích cho cả mình và người khác sao?

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.