Tọa đàm về lịch sử chữ Quốc ngữ

GD&TĐ - Ngày 28/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết hàng trăm giảng viên, nhà nghiên cứu đã tham gia buổi tọa đàm về lịch sử chữ Quốc ngữ.

Tọa đàm về lịch sử chữ Quốc ngữ

Trong không gian triển lãm tài liệu lưu trữ gần gũi và cởi mở, công chúng đã có trải nghiệm mới mẻ tại buổi tọa đàm và ra mắt sách “Lịch sử chữ Quốc ngữ (1615 – 1919) do NXB Omega+ phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức.

Buổi Tọa đàm với sự góp mặt của diễn giả TS. Phạm Thị Kiều Ly - Giảng viên Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật – Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả cuốn sách); PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cùng sự điều phối của của PGS.TS Trần Trọng Dương (Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, Trường Ngoại ngữ Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội) cùng hơn 100 khán giả là các giảng viên, nghiên cứu, sinh viên và các cá nhân quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Việt Nam.

chu quoc ngu 3.jpg
Tọa đàm nhận được nhiều câu hỏi trao đổi giữa độc giả và diễn giả.

Lần đầu tiên xuất bản một cuốn sách về lịch sử văn tự, đại diện Omega+, bà Bà Trần Thị Hoài Phương - Giám đốc Omega+ chia sẻ: “Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều các công trình chuyên sâu, nhưng lại thiếu đi tính đại chúng, sự phổ biến khoa học. Omega+ gợi ý về mô hình xuất bản những ấn phẩm dựa trên các công trình nghiên cứu lõi như luận án nghiên cứu của TS Phạm Thị Kiều Ly.

Tại ấn phẩm “100 câu hỏi với lịch sử chữ quốc ngữ” do NXB Kim Đồng xuất bản cũng là cách đưa những tri thức hàn lâm đến gần hơn với độc giả, đặc biệt là giới trẻ qua những thông tin được kể bằng hình vẽ. Với sự góp mặt của hai diễn giả, là những nhà nghiên cứu Hán Nôm.

chu quoc ngu 1.jpg
Tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia quan tâm đến lịch sử - văn hóa - ngôn ngữ.

Chúng tôi hy vọng sẽ mang đến lịch sử chữ Quốc ngữ được đặt trong mạch lịch sử văn tự của người Việt, là cách mà cha ông ta đã lưu lại tri thức qua các thế hệ được lưu trữ bằng văn tự như thế nào. Đặc biệt, toạ đàm diễn ra trong một không gian lưu trữ, di sản quá khứ”.

Bà Nguyễn Thu Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I bày tỏ niềm vinh dự khi trung tâm được các đơn vị xuất bản gửi gắm niềm tin và tổ chức các sự kiện ra mắt sách. Đặc biệt, trung tâm cũng là đơn vị thường xuyên tổ chức ra mắt các ấn phẩm công bố các nghiên cứu tài liệu lưu trữ.

“Có thể thấy, chữ Quốc ngữ là một trong số các ngôn ngữ được người Việt sử dụng và nay đã trở thành ngôn ngữ phổ thông. Cuốn sách ra mắt hôm nay chính là một trong những mạch của các cuốn sách lịch sử văn hoá, ngôn ngữ. Chúng tôi hy vọng tài liệu lưu trữ sẽ tiếp tục đóng góp trong những công trình nghiên cứu của tác giả” bà Hoài chia sẻ thêm.

Buổi ra mắt sách và toạ đàm diễn ra sôi nổi khi liên tục nhận được nhiều câu hỏi trao đổi giữa độc giả và diễn giả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.