Tổ chức phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS từ năm 2017

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Đồng Tháp gửi văn bản số 167/SGĐĐT-GDTrH-TX&CN tới trưởng phòng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố về việc tổ chức phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS từ năm 2017.

Tổ chức phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS từ năm 2017

Theo văn bản này, kết quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh những năm gần đây được định hướng vào 4 luồng chính là: Tiếp tục học lên THPT; học trung cấp chuyên nghiệp; học giáo dục thường xuyên và học nghề để đi lao động kiếm sống.

Cụ thể, năm học 2016-2017, số học sinh cần huy động sau khi tuyển sinh lớp 10 các trường THPT đã vào các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh (gồm các trường nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên) chiếm tỉ lệ 32,67% tăng 6,8% so với năm học trước.

Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS không vào các cơ sở giáo dục để học tiếp là gần 69% (trong đó, tham gia vào lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 17%, bỏ học khoảng 8%, lao động tại địa phương khoảng 32%, học nghề tại các cơ sở bên ngoài khoảng 6%, còn lại là các nguyên nhân khác…)

Trước những vấn đề nêu trên, Sở GD&ĐT yêu cầu các trưởng phòng phòng GD&ĐT phối hợp tốt với các cơ sở giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trên địa bàn làm tốt công tác tham mưu, trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện (về cơ bản nội dung, yêu cầu như văn bản số 14/KH-SGDĐT ngày 19/2/2016 về kế hoạch tổ chức hội thảo tư vấn phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2015-2016 đã thực hiện tổ chức theo cụm).

Đồng thời, Sở GD&ĐT cũng lưu ý các trường THCS, phòng GD&ĐT trên địa bàn để tổ chức tốt hội thảo nêu trên.

Việc tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay vì nó giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp học sinh có được nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững của địa phương.

Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT Đồng Tháp đã có một số chủ trương và giải pháp nhằm tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS được triển khai hằng năm. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế và chưa rõ hiệu quả. Nhiều nội dung tư vấn hướng nghiệp, phân luồng chưa thực sự được quan tâm.

Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một bộ công cụ chuẩn giúp học sinh có thể tự đánh giá năng lực, sở thích, khả năng nghề nghiệp để trên kết quả tự đánh giá đó và sự tư vấn của giáo viên để chọn ngành nghề, bậc học cho phù hợp, để giúp cho các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.

Chính vì vậy học sinh rất cần được sự định hướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp.

Kết thúc Hội thảo, phòng GD&ĐT có báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở GD&ĐT, UBND huyện và các đơn vị có phối hợp nắm, tổ chức rút kinh nghiệm và có đề xuất điều chỉnh phù hợp theo tình hình thực tế.

Hằng năm, thời gian tổ chức hội thảo kết thúc trong tháng 4, thời gian báo cáo tình hình triển khai và số liệu trước ngày 15/5 và 15/9 (chỉ báo số liệu).

Về lâu dài, đề nghị các phòng GD&ĐT phải quán triệt tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệpTHCS; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.