Tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản

GD&TĐ - Trong bối cảnh sức mua và thanh khoản giảm mạnh, các doanh nghiệp BĐS có thể tiếp tục phát hành trái phiếu, đảo nợ cho dòng tiền được khơi thông.

Tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản

Mới đây, thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, trong năm 2022, có 420 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 244.565 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 51.979 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ phát hành, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị phát hành. So với năm 2021, lượng trái phiếu được phát hành bởi nhóm doanh nghiệp bất động sản giảm gần 76%.

Tiếp tục dẫn đầu là nhóm ngân hàng, với tổng giá trị phát hành đạt 136.772 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn phát hành bình quân của nhóm này là 5,47 năm, lãi suất phát hành trung bình là 5,48%/năm.

Dự báo của VBMA trong năm 2023 cho biết, số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn vào khoảng hơn 119.000 tỷ đồng.

Riêng tháng 1/2023, giá trị trái phiếu đến hạn đạt 17.458 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản (10.500 tỷ đồng), chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.

Được biết, trong năm 2021 và 10 tháng năm 2022, nhóm trái phiếu bất động sản đã phát hành ra thị thị trường khoảng 265.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp; xếp thứ 2 về khối lượng, sau các tổ chức tín dụng, với lãi suất trung bình là 10,35%/năm.

Theo đó, lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản cũng rất lớn, nhất là 2 năm tới, khoảng 115.000 tỷ đồng/năm, chưa tính tiền lãi.

Nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có doanh nghiệp bất động sản khi kênh tín dụng bị siết chặt. (Ảnh minh họa)

Nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có doanh nghiệp bất động sản khi kênh tín dụng bị siết chặt. (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp là rất lớn, trong đó có doanh nghiệp bất động sản khi kênh tín dụng bị siết chặt.

Ngoài ra, thị trường thị trường trái phiếu ở Việt Nam thời gian qua phát triển nhanh nhưng không ổn định. Trong đó, trái phiếu là kênh huy động quan trọng cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Tỷ trọng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản luôn chiếm ở mức khá cao 38 - 44% trong tổng số lượng phát hành, theo thống kê trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.

Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường, các doanh nghiệp sẽ tìm nguồn vốn mới (từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu...) để đảo nợ và duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, khả năng gọi vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ còn khó khăn. Do đó, một bộ phận doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực bất động sản, tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ trái phiếu nếu không có giải pháp phù hợp, kịp thời.

Thậm chí, hệ lụy của việc vỡ nợ này phức tạp, cần kiểm soát vì mối quan hệ liên thông giữa ngân hàng - chứng khoán - bất động sản là khá lớn.

Phát biểu tại tọa đàm “Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và triển vọng năm 2023”, TS Võ Chí Thành, Chuyên gia kinh tế cho rằng, bất động sản là câu chuyện dòng tiền rất lớn, gắn chặt với thị trường tài chính và hệ thống tài chính ngân hàng.

Vì vậy, muốn thị trường bất động sản hồi phục cần thúc đẩy cả thị trường tài chính, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo kinh doanh nhưng tránh đổ vỡ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tiền tệ.

Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế cũng kiến nghị cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phát hành trái phiếu, có thể là đảo nợ, có thể là triển khai dự án cho dòng tiền được tiếp tục.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh, minh bạch và trở thành kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần đưa ra những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy thị trường phát triển tốt; minh bạch hóa thông tin; chuẩn mực kế toán; kiểm toán; phát triển thị trường thứ cấp và gắn với kiểm soát rủi ro.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Khu đô thị Hồng Hạc Phú Mỹ Hưngkhai hoan prime nha beDự án Cara World mở bánMặt bằng dự án The Global City Quận 2Cách Xây dựng nền tảng uy tínVị trí The Senique Hanoi CapitalandTrang thông tin batdongsancentraltin kỳ nghỉ alma mới nhấtGiá bán The Foresta Khang Điền Quận 2Sản phẩm đất xã Nam Hà giá rẻ