Tín hiệu tích cực khi triển khai chương trình SGK lớp 3 mới

GD&TĐ - Ngày 30/5, Sở GD&ĐT Nam Định đã tổ chức tổng kết 1 năm thực hiện chương trình SGK lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu trong giờ học Tiếng Anh.
Học sinh Trường Tiểu học Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu trong giờ học Tiếng Anh.

Thuận lợi khó khăn đan xen

Theo ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Nam Định), năm học 2022-2023 là năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT 2018. Do đó, việc chỉ đạo triển khai chương trình, SGK lớp 3 ngành Giáo dục đào tạo của các cấp quản lý và các trường tiểu học được kế thừa kinh nghiệm quản lý từ việc thực hiện chương trình SGK lớp 1, lớp 2 của các năm học trước.

Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện có cơ cấu tương đối đầy đủ ở các bộ môn, đặc biệt là số lượng giáo viên môn Tin học, Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu triển khai bắt buộc từ lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018.

Giáo viên tiểu học tỉnh Nam Định đã xác định rõ vai trò, trọng trách của mình trong năm đầu thực hiện chương trình SGK mới lớp 3. Thầy cô luôn tâm huyết, có năng lực chuyên môn vững vàng; được tập huấn đầy đủ các mô đun theo kế hoạch.

Ngoài ra, chương trình được xây dựng theo hướng mở tạo điều kiện cho giáo viên và các nhà trường chủ động triển khai kế hoạch môn học, kế hoạch giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp. Nguồn học liệu điện tử phong phú giúp giáo viên khai thác và sử dụng hiệu quả trong các giờ dạy.

Ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Nam Định thông tin tại hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Nam Định thông tin tại hội nghị.

Các em học sinh lớp 3 đã quen với cách tiếp cận chương trình SGK mới với cấu trúc SGK, những biểu tượng, ký hiệu, câu lệnh, hoạt động tìm hiểu, khám phá, luyện tập, vận dụng… trong các môn học/HĐGD nên tính chủ động, tự giác đã được dần hình thành và một phát triển ở mức tích cực, sáng tạo.

Bên cạnh đó, đại diện ngành Giáo dục Nam Định cũng nêu một số khó khăn khi triển khai chương trình. Trong đó, tỉ lệ giáo viên/lớp toàn tỉnh mới đạt 1,38; nhiều đơn vị phải hợp đồng đối với giáo viên đã nghỉ hưu, giáo sinh mới ra trường. Tình trạng giáo viên thừa - thiếu cục bộ vẫn tồn tại nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như việc triển khai Chương trình GDPT 2018.

Thứ nữa, việc đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học theo quy định tại Thông tư số 37/2021 của Bộ GD&ĐT gặp nhiều khó khăn. Các trường phải huy động xã hội hóa, vận động phụ huynh học sinh tự mua sắm một số thiết bị cần thiết cho học sinh theo từng năm học. Trong đó chủ yếu tận dụng bộ đồ dùng dạy học cũ nên trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ với nội dung chương trình giảng dạy của các môn học.

Sĩ số học sinh/lớp ở một số trường (đặc biệt là khu vực thành phố, thị trấn đông dân cư, các cụm công nghiệp) vượt so với quy định. Nhiều lớp sĩ số trên 40 - 50 học sinh đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp...

Thực hiện linh hoạt các giải pháp

Học sinh Trường Tiểu học Hải Trung - huyện Hải Hậu trong một giờ Tiếng Việt trên lớp.

Học sinh Trường Tiểu học Hải Trung - huyện Hải Hậu trong một giờ Tiếng Việt trên lớp.

Đứng trước những thuận lợi khó khăn nêu trên, ngành Giáo dục Nam Định đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt để thực hiện hiệu quả chương trình SGK lớp 3 trong năm học 2022-2023.

Trong đó, Phòng GD&ĐT TP Nam Định đã thành lập Tổ cốt cán chuyên môn tổ chức đi dự giờ, tư vấn, hỗ trợ, góp ý và giải đáp chuyên môn cho GV lớp 3 dạy học theo chương trình SGK mới; chú trọng lồng ghép việc dự giờ, thăm lớp, nắm bắt tình hình dạy và học theo SGK mới lớp 3 vào các đợt kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chuyên đề của Phòng GD&ĐT.

Trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên ngày càng tiến bộ vượt bậc, việc dạy học chương trình giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức đã dần thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Đặc biệt, sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong giáo dục ngày càng phát triển. Trong chương trình lớp 3 có rất nhiều hoạt động, bài tập, giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh cùng thực hiện đã mang lại hiệu quả, góp phần tạo nên sự thay đổi trong tư duy của cha mẹ học sinh, không còn phó mặc chuyện học của con cái cho thầy cô.

Cuối năm học, học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản và có sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng kiến thức để đạt được phẩm chất, năng lực cần thiết. Với màu sắc, hình ảnh đẹp, kênh hình, kênh chữ phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi nên học sinh hứng thú học tập với SGK mới, tích cực học tập.

Ngoài ra, nguồn học liệu phong phú, đa dạng giúp giáo viên đổi mới các hình thức, phương pháp giảng dạy của chương trình giáo dục phổ thông mới đã giúp học sinh tiếp cận với phương pháp dạy học trực quan, sinh động, nhanh gọn, không rườm rà tạo cho các em niềm ưa thích, hăng say học tập.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, phát biểu.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, phát biểu.

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định yêu cầu các phòng chức năng tập trung chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc đổi mới hương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; nâng cao hiệu quả của các đồ dùng tự làm và các phương tiện dạy học; tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá giáo dục gắn với lộ trình đổi mới Chương trình GDPT.

Tiếp tục tham mưu xây dựng cơ chế nhằm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Rà soát, tổng hợp các đề nghị chỉnh sửa sách giáo khoa, tài liệu dạy học chuyển các nhà xuất bản. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và áp dụng những bài học kinh nghiệm khi triển khai hương trình SGK lớp 3 một cách linh hoạt để tiếp tục triển khai thành công hương trình SGK lớp 4 năm học tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.