Tìm thấy pho mát trên người xác ướp 3.600 tuổi

Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc tin rằng, họ đã tìm thấy miếng pho mát lâu đời nhất trong lịch sử con người là 3.600 năm.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy pho mát từ xa xưa vẫn còn tồn tại
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy pho mát từ xa xưa vẫn còn tồn tại

Những cục pho mát màu vàng được lấy từ cổ và ngực của một xác ướp cổ đại từ năm 1.650 trước Công nguyên. Các nhà khoa học nghĩ, người xưa chôn xác chết với pho mát để họ vẫn có thể tận hưởng khi sang thế giới bên kia.

Không có miếng pho-mát nào được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ từ năm 2002 - 2004 tại khu mộ Xiaohe, ở sa mạc Taklamakan, tây bắc Trung Quốc.

Taklaman được dịch là “vào mà không có ra”, vùng đất này là một nơi vô cùng khắc nghiệt với mùa hè vô cùng nóng và mùa đông vô cùng lạnh.

Có một điều kì lạ là hàng trăm xác ướp được tìm thấy ở đây là người châu Âu hoặc châu Á.

Nhà khảo cổ học Yimin Yang ở Trường Đại học Khoa học Trung Quốc nói với Discovery News: “Cách làm pho-mát từ mấy nghìn năm trước đến nay dường như không thay đổi. Phát hiện về miếng pho-mát này đã đặt dấu mốc mới về tìm hiểu cách lên men sữa của người cổ đại”.

Chế biến pho-mát được cho là xuất hiện ở các nước Bắc Âu vào khoảng đầu thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên, xuất hiện nhiều ở Ai Cập và Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên. Trước phát hiện này, các nhà khoa học chưa từng tìm thấy bất kì mẩu pho-mát nào từ xa xưa.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.