Khuôn mặt của người phụ nữ ở độ tuổi khoảng 35 này đã hiện lên rõ ràng sau khi các nhà khoa học bỏ lớp bao phủ bằng đồng và lông thú mà cô được chôn cùng từ thế kỷ 12.
Đây là người phụ nữ duy nhất được chôn cùng với khoảng 30 người đàn ông trong nghĩa địa và chi tiết về những gì còn rất đáng ngạc nhiên.
Màu xanh còn đọng lại trên mặt người phụ nữ này là từ những mảnh vỡ bằng đồng của một chiếc ấm nước được chôn cùng để bảo vệ cô sang thế giới bên kia. Các nhà khảo cổ tin rằng chính những mảnh đồng này đã vô tình ướp xác của cô.
Theo hãng tin Sieberian Times, các nhà khảo cổ đã phát hiện được xác ướp này tại khu chôn cất Zeleny Yah, gần Salekhard, Nga. Người phụ nữ này là thành viên của một nền văn minh săn bắn và câu cá thời trung cổ khá bí ẩn ở khu vực bắc cực này nhưng lại có liên quan tới Ba Tư.
Các nhà khoa học sẽ phân tích chi tiết về xác ướp đặc biệt này |
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ không biết tại sao đây lại là người phụ nữ duy nhất tìm thấy trong nghĩa địa và trước đó nơi đây được cho là khu chôn cất của người nam.
Điều đó có thể chứng tỏ cô là một thành viên ưu tú trong xã hội sống ở vùng đất lạnh giá này, mặc dù ngoài chiếc nhẫn được tìm thấy gần xương sọ của cô, ở đây không hề có bằng chứng về đồ trang sức.
Tuy rằng phần đầu của người phụ nữ này vẫn nguyên vẹn nhưng phần còn lại của cơ thể thì không.
Ngoài ra, một thi thể của trẻ nhỏ cũng được tìm thấy trong ngôi mộ bên cạnh, có thể là của một bé gái, được cho là có liên quan tới người phụ nữ này.
Các nhà khoa học Nga và Hàn Quốc sẽ tiến hành phân tích chi tiết xác ướp để hiểu thêm về cuộc sống của những người từng định cư ở đây. Hy vọng rằng họ có thể tái tạo lại khuôn mặt của người phụ nữ.
Theo giáo sư Hong-Hoon Shin của Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc, “trên thế giới có 2 loại xác ướp là nhân tạo và tự nhiên. Những ví dụ điển hình của xác ướp nhân tạo bắt nguồn từ Ai Cập còn xác ướp tự nhiên của những thi thể được chôn cất thường được bảo quản dưới một số điều kiện của môi trường như băng tuyết, có sự hiện diện của đồ đồng ở nơi chôn cất và khí hậu”
Cũng theo giáo sư Shin, những xác ướp ở vùng bắc cực như những xác ướp tìm thấy ở Zeleny Yar rất hiếm, do mức độ bảo quản cao nên các cơ quan nội tạng của xác ướp cũng vẫn còn nguyên vẹn và điều này đặc biệt hữu ích cho công tác nghiên cứu khoa học.