“Hồi sinh” gương mặt người phụ nữ quyền lực sống cách đây 1.700 năm

GD&TĐ - Sử dụng công nghệ in 3-D kỹ thuật cao và dựa trên xương sọ của một xác ướp cổ đại, các nhà khoa học đã tái tạo lại gương mặt của một phụ nữ đã cai trị phía bắc Peru cách đây 1.700 năm.  

Gương mặt của "Lady of Cao" sau khi được tái tạo lại
Gương mặt của "Lady of Cao" sau khi được tái tạo lại

Người ta đã phát hiện xác ướp của người phụ nữ này tại kim tự tháp Cao Viejo ở thung lũng Chicama, phía bắc thành phố Trujillo vào năm 2006.

“Công nghệ cho phép chúng ta thấy được gương mặt của một nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa trong quá khứ” – Bộ trưởng Văn hóa Salvador del Solar nói khi ông tiết lộ bức tượng bán thân của một người phụ nữ hôm 4/7 ở Lima.

Người phụ nữ này được biết đến với cái tên “Lady of Cao”, bà thuộc về nền văn hóa Moche vốn rất hưng thịnh ở khu vực bờ biển phía bắc từ năm 100 đến 800 sau Công nguyên. Bà đã được chôn cất cùng với các đồ vật  kim loại và quyền trượng bằng gỗ bọc đồng – biểu tượng cho quyền lực bà nắm giữ khi còn sống.

Các nhà khảo cổ cho biết đây là nữ thống đốc đầu tiên ở Peru tuy rằng trước đó họ không tin người phụ nữ này có thể nắm giữ bất kỳ quyền lực gì ở Peru thời tiền Hispanic ở Peru.

Các nhà khoa học đã làm việc 10 tháng trời để tái tạo bản sao gương mặt của người phụ nữ này bằng cách phân tích cấu trúc xương sọ và so sánh với những bức ảnh về những phụ nữ của Magdalena de Cao – thị trấn nằm gần nhất với kim tự tháp.

Tại sự kiện trên, các nhà chức trách cũng trưng bầy hình săm phát hiện được trên xác ướp của “lady of Cao”.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ