Nụ cười bí hiểm của Mona Lisa vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nghệ sĩ Pháp cho rằng họ đã khám phá được một vài bí mật.
Bức họa "Mona Lisa" |
Các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu và Khôi phục của Viện bảo tàng Pháp đã thấy rằng da Vinci sử dụng tới 30 lớp màu trong các tác phẩm của mình để đạt được các tiêu chuẩn về sự hoàn hảo của mình. Cộng lại, tất cả các lớp dày dưới 40 micromet, dày bằng khoảng 1 nửa sợi tóc của chúng ta.
Kỹ thuật này có tên “sfumato”, nó cho phép da Vinci đưa ra những phác thảo, đường nét chất lượng và tạo cảm giác về độ sâu và bóng.
Một nhà nghiên cứu cao cấp tên là Philippe Walter nói: “Chúng tôi vừa tạo ra một phần mềm mới để đọc dữ liệu và lấy thông tin mới về việc thêm các lớp của bức tranh. Trong trường hợp tác phẩm “Mona Lisa”, Leonardo da Vinci đã sử dụng một hỗn hợp có thể là dầu và nhựa thông. Với hỗn hợp này, có thể tạo ra diện mạo rất ấn tượng của bức tranh đó là nó rất thật, như là tranh 3D”.
Kỹ thuật của da Vinci thì đã nổi tiếng, nhưng nghiên cứu khoa học về vấn đề này vẫn còn bị giới hạn vì những cuộc thử nghiệm đòi hỏi cần phải lấy mẫu tranh. Các nhà nghiên cứu đã dùng kỹ thuật không xâm phạm gọi là chụp phổ huỳnh quang tia X để nghiên cứu các lớp của bức tranh và hợp chất hóa học của chúng. Họ được phép tiếp xúc trực tiếp với bức tranh Mona Lisa trong 4 giờ đồng hồ để tiến hành một loạt các đo đạc.
Hà Châu (Theo Xinhua)