Tìm ra loài ong cho chất lượng mật cao vượt trội

GD&TĐ - Các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện loài ong mật có tiềm năng kinh tế, do có chất lượng mật cao vượt trội.

Ảnh các giai đoạn phát triển của loài Lepidotrigona flavibasis.
Ảnh các giai đoạn phát triển của loài Lepidotrigona flavibasis.

Tiềm năng kinh tế của loài ong dú

ThS Trần Thị Ngát và các cộng sự thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện loài ong dú có tiềm năng lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ThS Trần Thị Ngát, với vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, các loài ong mật nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học trên thế giới.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, đã có hơn 20.000 loài ong thuộc 7 họ được phát hiện, phân bố trên toàn thế giới. Bên cạnh giống với số lượng loài phong phú, vẫn tồn tại các giống có rất ít loài và thông tin về đặc điểm sinh học của chúng rất hạn chế, trong đó có nhóm ong dú.

Ong dú là nhóm ong xã hội nhỏ nhất sản xuất mật, thuộc họ Apidae. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm kiếm và phát hiện được 10 loài ong dú thuộc 4 giống.

Sản phẩm (mật ong, phấn hoa và keo ong) được tạo ra từ nhóm ong này có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về cấu trúc tổ, hình thái các giai đoạn phát triển phục vụ quá trình thuần dưỡng và phát triển đàn ong này.

ThS Trần Thị Ngát và các cộng sự đã đưa ra danh sách thành phần các loài ong mật ít dẫn liệu ở một số tỉnh Tây Bắc và những dẫn liệu về đặc điểm sinh học như cấu trúc tổ, các giai đoạn phát triển hay hoạt động bay của loài ong dú có tiềm năng kinh tế.

Nhóm đã ghi nhận tổng số 18 loài ong thuộc 4 họ Apidae, Halictidae, Megachilidae và Melittidae ở khu vực Tây Bắc. Nhóm cũng đã phát hiện 1 phân tộc mới (Noteriadina), 1 giống mới (Ebaiotrigona), 2 loài mới (Bathanthidium paco và Noteriades hangkia), 3 loài ghi nhận mới cho Việt Nam (Thrinchostoma sladeni, Anthidiellum carinatum và Chelostoma aureocinctum); đồng thời xác định có 93 loài phổ biến ở Tây Bắc (trong đó có một số loài phân bố khá hẹp như Bathanthidium paco ở Hoà Bình, Thrinchostoma sladeni ở Điện Biên và Macropis hedini ở Lào Cai).

Đặc biệt, nghiên cứu đã xác định được 4 loài ong dú có tiềm năng trong việc khai thác các sản phẩm do chúng tạo ra như mật ong, phấn hoa và keo ong. Hai loài Lepidotrigona flavibasis và loài Tetragonula gressitti có tiềm năng hơn so với Ebaiotrigona carpenteri trong việc khai thác mật ong và phấn hoa do chúng tạo ra.

Cơ chế tạo mật chất lượng cao

Theo ThS Trần Thị Ngát, kích thước bầu phấn và mật ở loài E. carpenteri rất nhỏ, cho lượng mật và phấn rất ít. Trong khi đó, khả năng thích nghi trong thùng nuôi ở đàn ong dú Lepidotrigona flavibasis tốt hơn so với Tetragonula gressitti thể hiện ở việc đàn Lepidotrigona flavibasis phát triển rất tốt khi chuyển vào thùng còn đàn Tetragonula gressitti kém phát triển và có xu hướng lụi đàn.

Mặt khác, mật của loài Lepidotrigona flavibasis trong, có màu vàng sáng còn mật Tetragonula gressitti có màu nâu tối. Trên thế giới, mật ong của loài Lepidotrigona flavibasis còn được đánh giá là tốt hơn so với Apis cerana và Apis dorsata. Như vậy, Lepidotrigona flavibasis là một trong những loài có tiềm năng trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi, phát triển đàn, hướng đến việc nuôi thương mại lấy mật và phấn hoa ở khu vực Tây Bắc.

Đồng thời, các nhà khoa học đã đưa ra dẫn liệu về cấu trúc tổ và hình thái các giai đoạn phát triển của loài ong dú có tiềm năng sử dụng nhất (Lepidotrigona flavibasis) ở khu vực Tây Bắc, làm cơ sở cho việc thuần dưỡng, phát triển đàn ong dú này.

Nuôi ong dú rất dễ, an toàn. Con ong mật sẽ bỏ tổ đi nhưng với ong dú không có hiện tượng này. Ong dú chúa sau khi đẻ rồi ở yên một chỗ và không bay trở lại được nữa. Mật ong dú vị ngọt, thanh và hơi chua, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn các loại mật ong khác nên được nhiều người tìm mua.

Các kết quả nghiên cứu khoa học và những sản phẩm của đề tài có những đóng góp kiến thức về đa dạng sinh học ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng như định hướng phát triển các loài ong dú có tiềm năng mang lại kinh tế cao. Ngoài ra kết quả này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy về lĩnh vực đa dạng các loài côn trùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...