Quản lý chất lượng mật ong bằng công nghệ của công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Các nhà khoa học trong nước đã ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng...

Hệ thống quản lý chất lượng từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch giúp gia tăng giá trị cho mật ong để xuất khẩu.
Hệ thống quản lý chất lượng từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch giúp gia tăng giá trị cho mật ong để xuất khẩu.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước là sản phẩm của PGS.TS Phạm Hồng Thái và cộng sự ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Giám sát quy trình sản xuất

Năm 2021, Khoa Công nghệ thông tin cùng sự kết hợp của các chuyên gia trong và ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tham gia đề tài cấp Nhà nước KC 4.0 “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 vào quản lý sản xuất sản phẩm mật ong phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước”.

Đề tài triển khai nghiên cứu các công nghệ tiên tiến như AI, IoT và blockchain để đưa vào ứng dụng quản lý sản xuất sản phẩm mật ong; được thực hiện từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2023.

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, mật ong thương phẩm là sản phẩm được ưu chuộng cả trong và ngoài nước bởi nhiều ưu điểm như có vị ngọt tự nhiên, có thể thay thế các gia vị tạo độ ngọt như đường tinh luyện, là thành phần kết hợp trong nhiều bài thuốc Đông y, dân gian.

Tuy nhiên, mặt hàng mật ong lại dễ bị làm giả, kém chất lượng và rất khó để kiểm tra mức độ an toàn của sản phẩm khỏi các tác động xấu như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học (trong điều trị bệnh cho ong), nguồn bệnh lẫn trong sản phẩm...

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam là một trong các quốc gia có lợi thế cho việc phát triển, sản xuất mật ong thương phẩm để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, thách thức đối với ngành hàng này là bảo đảm mật ong được sản xuất ra thân thiện với môi trường, an toàn thực phẩm, minh bạch, chống giả mạo.

Việc ứng dụng công nghệ blockchain vào thu thập, quản lý nguồn dữ liệu trong suốt quá trình nuôi trồng, chăm sóc ong cho đến khi thu hoạch, vận chuyển, phân phối tới tay người tiêu dùng giúp cho thông tin minh bạch, đóng vai trò như một chứng nhận số về nguồn gốc và chất lượng của mật ong.

Với nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu các công nghệ mới, đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin tập trung tìm hiểu cơ sở lý thuyết với những đặc trưng cốt lõi của công nghệ blockchain, những điểm thuận lợi để triển khai vào bài toán quản lý mật ong kết hợp xây dựng hệ thống theo dõi giám sát, cảnh báo tình trạng sức khỏe của ong mật thông qua ứng dụng nền tảng AI và các thiết bị IoT.

Hệ thống ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 (Blockchain, IoT, AI) trong việc quản lý nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm mật ong, bao gồm phần cứng là thiết bị ứng dụng công nghệ 4.0 để giám sát thùng ong. Phần mềm là phân hệ truy xuất nguồn gốc gồm ứng dụng giao diện web và ứng dụng di động trên hệ điều hành Android hoặc iOS.

Chứng nhận số về chất lượng

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chăn nuôi ong giúp tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu. Công nghệ cao giúp minh bạch sản phẩm, số hóa quá trình sản xuất, có nghĩa là truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Trong chuỗi sản xuất đó, ứng dụng nền tảng blockchain kết nối với thị trường, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm như: Con giống, nguồn hoa, các chất bổ sung và phòng trị bệnh được sử dụng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn ong.

Ứng dụng công nghệ vạn vật kết nối (IoT) cùng hệ thống cảm biến thông minh và ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông minh để giám sát trang trại ong. Hệ thống điều khiển và giám sát tự động, các thiết bị cảm biến thông minh cung cấp thông tin về nhiệt độ, ẩm độ, sức khỏe của đàn ong và năng suất của đàn. Hệ thống điều khiển và giám sát tự động thông báo qua máy tính giúp người nuôi ong có thể quản lý từ vài trăm đến hàng nghìn đàn ong.

Khi áp dụng công nghệ, người nuôi ong có thể quản lý từ vài trăm đến hàng nghìn đàn ong mà không mất quá nhiều công sức. Việc ứng dụng công nghệ cao giúp cho người nuôi nắm bắt được các thông số môi trường vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày thông qua máy tính hoặc điện thoại di động một cách nhanh chóng và xử lý kịp thời mà không cần phải có mặt tại trang trại.

Theo PGS.TS Phạm Hồng Thái, mật ong Việt Nam tiêu thụ chủ yếu nhờ xuất khẩu, đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức nếu quy trình sản xuất và quản lý chất lượng không đảm bảo. Việt Nam sản xuất khoảng 53.000 tấn mật ong mỗi năm trong đó 93% sản lượng được xuất khẩu, chủ yếu vào thị trường Mỹ.

Vì vậy, để có thể cạnh tranh một cách bền vững thì cần sử dụng công nghệ blockchain định dạng sản xuất, giám sát quá trình chăn nuôi, chọn lọc con giống, nguồn hoa… giúp minh bạch sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Công nghệ 4.0 giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được quá trình, tất cả thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng đều được công khai và minh bạch. Điều này còn giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm giả mạo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, chống gian lận thương mại. Giúp giá trị mật ong tăng cao.

Cũng nhờ thực hiện đề tài nghiên cứu này, sinh viên, học viên của Khoa Công nghệ thông tin có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới, hiểu hơn về những thách thức đặt ra khi triển khai công nghệ mới vào thực tế tại Việt Nam. Đề tài không chỉ góp phần tạo đà phát triển chuyên môn cho các cán bộ giảng viên mà còn tạo môi trường học tập, nghiên cứu tích cực cho sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.