Tìm kiếm các giải pháp quản lý và lãnh đạo hiệu quả chính quyền

GD&TĐ - Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 6 về “Quản lý và lãnh đạo hiệu quả chính quyền” (GPML2019) do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) đăng cai và tổ chức vừa chính thức khép lại sau 2 hai ngày làm việc tại TP.HCM.

Một đại biểu quốc tế trình bày tham luận tại Hội thảo về “Quản lý và lãnh đạo hiệu quả chính quyền”-(GPML2019)
Một đại biểu quốc tế trình bày tham luận tại Hội thảo về “Quản lý và lãnh đạo hiệu quả chính quyền”-(GPML2019)

Nhiều vấn đề trong công tác lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong khu vực công, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương …đã được các chuyên gia quốc tế biện giải tại Hội thảo như một kinh nghiệm chia sẻ sâu sắc dành cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách.

Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã bàn luận nhiều về Chính phủ điện tử, năng lực quản lý của Chính phủ và sự phát triển Chính phủ điện tử.

Theo TS Stephen J. Perryman- Trường Kinh doanh Monash, ĐH Monash, Úc, Chính phủ điện tử ngày càng được công nhận là nguồn lực quan trọng tác động đến việc giảm nạn quan liêu trong chính phủ. Chính phủ điện tử cũng cải thiện quy trình kinh doanh ở các cấp chính phủ khác nhau trong các tổ chức công trong và ngoài nước.

Theo TS Stephen J. Perryman, những người thụ hưởng, đặc biệt là công dân, doanh nghiệp và công chức, có thể nhận được các dịch vụ chất lượng cao. Những lợi ích tiềm năng do chính phủ điện tử mang lại là mục tiêu của quản trị công tốt. Tuy nhiên, các dự án chính phủ điện tử thường thất bại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

“Đã có một số nghiên cứu giải thích các yếu tố và lý do cho sự thất bại của các dự án chính phủ điện tử. Trong số đó, năng lực nhà nước yếu thường được coi là một trong những rào cản trong phát triển chính phủ điện tử. Trong bốn loại năng lực chính của nhà nước, năng lực hành chính có tác động trực tiếp đến bất kỳ sáng kiến Chính phủ điện tử nào”- TS Stephen J. Perryman chia sẻ.

TS Abbott J.Haron- ĐH RMIT Việt Nam thì cho rằng: việc xây dựng Chính phủ điện tử thành công sẽ phát triển và dựa trên nền tảng các quốc gia đô thị hóa và xây dựng các đô thị thông minh như thế nào.

Tại Việt Nam, TP.HCM được chọn là TP tiềm năng để trở thành một TP thông minh với sáu trụ cột chính bao gồm; Quản trị thông minh, Kinh tế thông minh, Di động thông minh, Môi trường thông minh, Người thông minh và Sống thông minh.

Trong quá trình chuyển đổi thành một TP thông minh, khoảng cách thiết kế / thực tế được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thành công hay thất bại trong một số dự án dựa trên CNTT-TT là chủ yếu.

Và khoảng cách thiết kế / thực tế có thể được tìm thấy trong năm khía cạnh chính: Chiến lược, Công nghệ, Tổ chức, Con người và Môi trường (hoặc STOPE).

Sự khác biệt giữa TP hiện tại và nơi TP hướng đến có thể cản trở việc thực hiện thành công TP thông minh, do đó các TP thông minh phải được xây dựng dựa trên sự tham gia của tất cả các bên liên quan và không chỉ đơn thuần là cách tiếp cận từ trên xuống.

“Nếu các mục tiêu của TP thông minh không được hiểu rõ, xung đột lợi ích giữa các bên liên quan nảy sinh và có thể tồn tại, thất bại trong việc xây dựng TP thông minh là rất khó tránh khỏi. Vì vậy, để có một Chính phủ điện tử hiệu quả thì các quốc gia đang phát triển buộc phải giải quyết được khoảng trống giữa 3 thành tố; Chính phủ, Doanh nghiệp và công dân.”- TS Abbott J.Haron chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.