Tìm giải pháp hợp lý phát triển trường mầm non nơi có khu công nghiệp

GD&TĐ - Chiều 25/1, đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và khảo sát liên ngành về tình hình trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu làm việc tại UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Cô trò Trường mầm non Ước mơ Doosan (Bình Sơn, Quảng Ngãi)
Cô trò Trường mầm non Ước mơ Doosan (Bình Sơn, Quảng Ngãi)

Đại diện địa phương có ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT và các phòng GD&ĐT; đại diện Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Liên đoàn lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành có liên quan của tỉnh Quảng Ngãi.

Nhiều khó khăn vướng mắc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa mong muốn được nghe chia sẻ của Quảng Ngãi về công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và thực trạng trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn: địa phương đã có những chính sách như thế nào; khó khăn, vướng mắc ra sao; các đề xuất, kiến nghị; những cách làm, mô hình tốt để nhân rộng…

Các thành viên trong đoàn công tác cũng đặt ra những câu hỏi đến UBND tỉnh, ngành GD&ĐT Quảng Ngãi và các sở ban ngành liên quan của tỉnh để nắm cụ thể hơn thông tin từ địa phương.

Hầu hết các khu công nghiệp ở Quảng Ngãi phát triển nhanh trong những năm gần đây phân bố trên địa bàn nhiều huyện, không tập trung, nên số trường mầm non công lập, tư thục và nhóm trẻ độc lập tư thục đáp ứng cơ bản nhu cầu gửi con của lao động làm việc tại các khu công nghiệp.
Ông Nguyễn Kiên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi

Chia sẻ về khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi nhắc đến việc các khu công nghiệp phát triển nhanh về quy mô lao động, nên xây dựng các thiết chế văn hóa, giáo dục chưa kịp hoàn thiện.

Nhiều khu công nghiệp khi xây dựng đề án chưa có quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi cho công nhân hoặc có nhưng chỉ nằm trên giấy, chờ kinh phí đầu tư dẫn đến xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp khó thực hiện. Do đa số khu công nghiệp không có cơ sở giáo dục mầm non, dẫn đến gây áp lực và xảy ra tình trạng quá tải trẻ cho các trường mầm non trên địa bàn có công nhân ở.

Một số trường, lớp cơ sở vật chất xuống cấp, phòng học được xây dựng nhiều năm, diện tích phòng học chật hẹp không đảm bảo so với yêu cầu hiện nay, đặc biệt các trường ở khu công nghiệp. Nhiều nhóm trẻ độc lập tự phát chưa đảm bảo về phòng học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, cá biệt một số cơ sở người trông giữ trẻ không có chuyên môn...

”Điều lệ trường mầm non quy định: “Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các trường công lập chỉ nhận trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đón nhận trẻ dưới 24 tháng và các nhóm trẻ độc lập tư thục hầu như không nhận trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do đó, nữ công nhân gặp khó khăn trong việc gửi con để công tác” – ông Nguyễn Kiên cho biết thêm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi

Cần điều tiết giữa ngân sách Nhà nước và đóng góp của doanh nghiệp

Trước những khó khăn này, địa phương đề xuất Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025; quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non. Đồng thời, hỗ trợ ngân sách Trung ương cho tỉnh Quảng Ngãi để đầu tư xây dựng trường, lớp ở các khu công nghiệp.

Với các Bộ, ngành, kiến nghị của địa phương là cần có sự đồng bộ giữa các giải pháp, cơ chế chính sách và kế hoạch của Nhà nước cũng như các cấp chính quyền để các địa phương tham mưu và thực hiện. Từ đó, có sự điều tiết giữa ngân sách Nhà nước và sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp nhằm tạo bước chuyển trong xây dựng các trường mầm non cho các khu công nghiệp nói riêng, phát triển quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung...

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và khảo sát liên ngành về tình hình trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc tại UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non và khảo sát liên ngành về tình hình trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc tại UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Nêu khó khăn của địa phương, ông Đặng Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi – nêu đề xuất: Hỗ trợ tối đa nhóm trẻ tư thục đảm bảo an toàn tuyệt đối, tinh thần là hỗ trợ để quản lý chứ không phải cản trở sự phát triển loại hình này. Giáo viên mầm non ngoài công lập được chi trả mọi chế độ khác ngoài lương như giáo viên trường công lập từ kinh phí từ chủ đầu tư.

Trường phổ thông khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất được ưu tiên bố trí kinh phí xây dựng thêm trường lớp, mở rộng diện tích đất, bố trí thêm biên chế - lấy định mức học sinh là con công nhân tăng thêm để tính hỗ trợ bao nhiêu phần trăm cho từng loại hình.

Ông Đặng Ngọc Dũng đồng thời đưa ra những kiến nghị liên quan đến việc xây dựng trường mầm non ở khu vực có khu công nghiệp cũng như những chế độ ưu tiên, hỗ trợ cho các trường ngoài công lập...

Ông Đặng Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Ông Đặng Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Dũng phát biểu tại buổi làm việc
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với các địa phương triển khai các giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu học tập của con công nhân. Đa số các khu công nghiệp chưa có trường mầm non dành riêng cho con công nhân, tỉnh đã thực hiện các giải pháp cụ thể như nâng cấp, mở rộng quy mô các trường mầm non, nhất là trên địa bàn xung quanh các khu công nghiệp, các khu ở tập trung công nhân.
Trong các khu công nghiệp có quy mô lớn về người lao động, triển khai thực hiện quy hoạch đã được bố trí các thiết chế văn hóa, giáo dục, trong đó tập trung xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con công nhân, người lao động...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.