Tìm giải pháp định hướng đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững

GD&TĐ - Ngày 28/12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh - Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức hội thảo Đổi mới GD&ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững.

Hội thảo ghi nhận các kết quả nghiên cứu, đề xuất của các nhà lãnh đạo, khoa học, nhà quản lý giáo dục về đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng bền vững.
Hội thảo ghi nhận các kết quả nghiên cứu, đề xuất của các nhà lãnh đạo, khoa học, nhà quản lý giáo dục về đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng bền vững.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ tịch Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì hội thảo.

Hội thảo là diễn đàn để các ủy viên Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực, các ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia trình bày, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến, giải pháp định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu đề dẫn hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu đề dẫn hội thảo 

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: Thế nào là phát triển bền vững là câu hỏi tưởng như đã có câu trả lời rõ ràng nhưng không phải lúc nào có thể có một định nghĩa có tính toàn diện vì phạm vi rộng lớn của nó. Từ những quan niệm về phát triển bền vững trong kinh tế một mặt tác động trở lại đến giáo dục nhưng đồng thời cũng cho chúng ta những kinh nghiệm để có thể triển khai các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép các nội dung giáo dục và các kế hoạch hoạt động ngành giáo dục. Đặc biệt, chương trình giáo dục phổ thông mới đang đi theo hướng phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học. Giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới các kiến thức, kỹ năng, giá trị và năng lục hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các trụ cột của phát triển bền vững, để trong phát triển kinh tế nhưng các mục tiêu kinh tế - văn hóa, xã hội và môi trường vẫn giữ được.

Với 15 tham luận, Hội thảo tập trung thảo luận các nhóm chủ đề: Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục thông để nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới trong quản lý giáo dục để cải thiện công bằng và bình đẳng trong giáo dục.

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất về đổi mới giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất về đổi mới giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững là chủ đề có tính thế hệ. Hội thảo này là dịp là để các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các nhà khoa học trao đổi kết quả nghiên cứu của mình chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ về đổi mới giáo dục và đào tạo.

Đối với ngành GD&ĐT, mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam là “Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”.

GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 cho rằng: Giáo dục vì sự phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển giáo dục Việt Nam. Với vai trò to lớn của giáo dục đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã nỗ lực triển khai các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc lồng ghép các nội dung Giáo dục vì sự phát triển bền vững vào Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các kế hoạch hoạt động của ngành. Mục tiêu mới của Chương trình GDPT 2018 triển khai từ năm học 2020 – 2021 mở đường cho các đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp giáo dục nhằm giúp HS thay đổi nhận thức và hành vi; hướng đến các hành động tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Các đại biểu thống nhất rằng đường lối, chiến lược, chính sách đổi mới và phát triển bền vững hệ thống giáo dục dại học và sau đại học là một trong những chiến lực cần quan tâm và đầu tư phát triển lâu dài tại Việt Nam. Để bắt nhịp với xu thế phát triển giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới, gắn liền với bối cảnh mới do đại dịch Covid – 19 tác động, cần có sự đầu tư đổi mới về chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.