Tìm giải pháp chống sách giả, sách lậu

GD&TĐ - Sáng (20/6) tại Hà Nội, NXB Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chống xuất bản phẩm lậu nhằm góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề chống vi phạm bản quyền đối với xuất bản phẩm.

Hội thảo Chống xuất bản phẩm lậu do NXB Giáo dục Việt Nam cùng Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: VIệt Hà
Hội thảo Chống xuất bản phẩm lậu do NXB Giáo dục Việt Nam cùng Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: VIệt Hà

Hoạt động này nằm (trong khuôn khổ Quỹ song phương Anh - Việt của Bộ Ngoại giao Anh và Quỹ phòng, chống in - phát hành xuất bản phẩm (XBP) lậu của NXB Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) cùng các đơn vị thành viên.

Hội thảo có sự tham gia, tham luận, tọa đàm, trao đổi của các đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực xuất bản; đại diện cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an; đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh; các nhà xuất bản của Việt Nam và nước ngoài;

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Thái- Chủ tịch Hội đồng thành viên NXBGDVN cho biết: Trong những năm gần đây, vấn nạn XBP lậu lưu hành trái phép trên thị trường Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô lớn, gây bức xúc không chỉ trong ngành mà còn là bức xúc của các cấp quản lý Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái.

Ông Nguyễn Đức Thái phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: VIệt Hà
Ông Nguyễn Đức Thái phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: VIệt Hà

Mới đây, tại tỉnh Bình Định, lực lượng liên ngành tỉnh Bình Định đã phát hiện, thu giữ số lượng XBP (XBP) lậu lên tới hơn 72.000 bản và hầu hết số XBP này là sách giáo dục của NXBGDVN. Qua thống kê của NXBGDVN cho thấy sự phức tạp, quy mô lớn của hoạt động in, phát hành XBP lậu hiện nay có quy mô lớn và diễn biến phức tạp.

Trong số các XBP lậu đang lưu hành trên thị trường, có lẽ sách giáo dục chiếm tỉ lệ lớn nhất. Nhiều cơ sở, tổ chức, cá nhân hoạt động in lậu sách và phát hành sách lậu vẫn chưa được phát hiện, vẫn tiếp diễn và họ đang trục lợi bất chấp pháp luật.

Công tác quản lý nhà nước trong phòng, chống XBP lậu đến nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn nay. Vì vậy, việc loại trừ các hành vi in, phát hành XBP lậu là nhiệm vụ không chỉ của các ngành quản lý chức năngcơ quan quản lí nhà nước mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu XBP và của toàn xã hội.

Sách giả được trưng bày bên lề triển lãm để đại biểu, khách mời phân biệt, nhận biết.Ảnh: VIệt Hà
 Sách giả được trưng bày bên lề triển lãm để đại biểu, khách mời phân biệt, nhận biết.Ảnh: VIệt Hà

Chính vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả chống XBP lậu, ,ông Nguyễn Đức Thái cho rằng: Cần sự phối hợp của nhiều lực lượng. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, các lực lượng liên ngành, các NXB, các tổ chức liên quan coi đây là nhiệm vụ quan trọng, kiên quyết, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm từng bước đẩy lùi XBP lậu.

Tại Hội thảo Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam - Ngài Gareth Ward cũng chia sẻ: Các nhà xuất bản quốc tế, Việt Nam và Vương quốc Anh đang phải đối mặt với vấn đề XBP in lậu khi hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đồng thời cho rằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề phòng chống in lậu XBP và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản cho tất cả người dân Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Qua hội thảo, ông Nguyễn Đức Thái cùng Ngài Gareth Ward muốn truyền thông điệp, kêu gọi các lực lượng xã hội cùng quan tâm, chia sẻ các giải pháp góp sức ngăn chặn, đẩy lùi XBP lậu; Các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả của vấn nạn in và phát hành sách lậu dưới các hình thức trong xã hội, để người tiêu dùng “nói KHÔNG” với XBP lậu, quyết tâm bài trừ XBP lậu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.