Tiết kiệm vài hào!

Ai ngờ ăn xong, người đạp xích lô ấy suýt ngất khi thanh toán. Bữa cơm bằng cả tháng làm lụng vất vả khiến ông gục xuống bàn rưng rức khóc. Từ đó, cứ đi qua cửa hàng có chữ "cơm niêu" khiến ông chột dạ.

Mấy ngày nay mạng xã hội xôn xao về thông tin phòng trà Cung Đàn Xưa (TP Đà Lạt - Lâm Đồng) tính tiền với giá: Ca cao sữa nóng, cà phê đen: 215.000 đồng/ly, cam vắt đá, chanh nóng, chanh xí muội nóng: 205.000 đồng/ly, phí phụ thu đêm nhạc Trịnh Công Sơn: 100.000 đồng/người.

Khi lan truyền phiếu tính tiền trên mạng xã hội, nhiều ý kiến với quan điểm khác nhau được đưa ra, người chê đắt - kẻ nói rẻ. Vậy rốt cục, hơn hai trăm nghìn cho một ly nước là đắt hay rẻ? Thiết nghĩ, không cần đưa ra đáp án, bởi đắt hay rẻ đều do quan niệm cá nhân mà ra cả.

Bạn là người có tiền, tính tình phóng khoáng thì ly nước đó dù hai trăm chứ đến hai triệu vẫn cứ là rẻ. Người khốn khó, đừng nói hai trăm nghìn là "cắt cổ" mà hai nghìn đồng cho một ly trà đá cũng phải đắn đo. Thế mới biết cuộc sống vô cùng đa dạng, không chỉ hoàn cảnh khác nhau mà quan niệm, suy nghĩ cũng không giống nhau.

Không giống nhau, không có nghĩa chúng ta phải đối đầu ghét bỏ nhau. Cùng nhau suy ngẫm, thấu hiểu và thông cảm… mới là phương cách tốt nhất để mỗi người tự hoàn thiện mình. Loại bỏ những ích kỷ, nghi ngờ, hiềm tị thì dần dần nhân cách được bồi đắp, sự tử tế lan tỏa.

Với một người kinh doanh, họ phải luôn tính đến lời lãi. Đó là quy luật và hoàn toàn không có lỗi. Với một đêm nhạc được chuẩn bị công phu, chủ phòng trà tất nhiên phải bỏ ra rất nhiều chi phí trả lương cho ca sĩ, nhạc công… nên giá niêm yết hơn 200 nghìn đồng cho một ly nước, và một trăm nghìn phí phụ thu đêm nhạc cũng là hợp lý.

Khách vào phòng trà không biết đêm đó có tổ chức nhạc, không biết giá cả nước uống ra sao và hoảng hốt khi xem phiếu tính tiền cũng là lẽ bình thường. Bởi vì, hầu hết mọi người khi vào một quán hàng nào đó đều nghĩ đến mức giá chung của thị trường, là vài chục nghìn đồng cho một ly nước.

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu thụ hưởng. Cách thụ hưởng và khả năng kinh tế giống như anh em song sinh. Bởi vậy, mỗi người nên cân nhắc trước khi quyết định cách thụ hưởng. Giá như người đưa thông tin lên mạng về phòng trà Cung Đàn Xưa tìm hiểu trước, hoặc hỏi giá trước thì đâu đến nỗi phải bức xúc trước cái giá hơn hai trăm nghìn cho một ly nước. Và giá như chủ phòng trà luôn để thực đơn trên bàn, nhắc khách về giá cả, phí phụ đêm nhạc thì "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".

Đó âu cũng là văn hóa, đạo đức kinh doanh! 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...