Tiếp xúc với chất độc hại này, 3 người trong gia đình bị ung thư

Mọi cha mẹ đều muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, nhưng đôi khi chính cha mẹ lại gây tổn hại sức khỏe của con vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Tiếp xúc với chất độc hại này, 3 người trong gia đình bị ung thư

Tiểu Văn 4 tuổi là một đứa trẻ hoạt bát, nhưng thời gian ngắn gần đây, đứa trẻ luôn bị ho, sổ mũi và các phản ứng khó chịu khác trên cơ thể. Lúc đầu, người mẹ nghĩ rằng đứa trẻ bị cảm lạnh và điều trị cảm lạnh một thời gian, nhưng các triệu chứng vẫn không thấy chuyển biến. 

Do đó, bố mẹ Tiểu Văn đã xin nghỉ phép để đưa cậu bé đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả kiểm tra thể chất của Tiểu Văn đều tốt, không có vấn đề gì, chỉ là đường hô hấp bị viêm. Khi nghe tin bất ngờ này, gia đình Tiểu Văn hơi bối rối, thậm chí mẹ Tiểu Văn còn hỏi bác sĩ, liệu trong quá trình kiểm tra có xảy ra lỗi hay không?

Một gia đình có ba người bị ung thư bởi tiếp xúc với chất vô cùng độc hại này, rất có thể nhà bạn cũng có - Ảnh 1.

Đứa trẻ ở trong môi trường có khói thuốc lá thụ động cấp 2 và khói thuốc cấp 3, có nguy cơ cao bị ung thư phổi và ung thư bạch cầu tương đối cao.

Lúc này, bố của Tiểu Văn bước vào phòng khám, Tiểu Văn dựa vào bố và lập tức ho. Phản ứng của đứa trẻ khiến bác sĩ phát hiện ra vấn đề. Trên người cha của Tiểu Văn nồng nặc mùi thuốc lá, đây chính là thủ phạm dẫn đến đứa trẻ bị ho. Bởi vì đứa trẻ thời gian dài sống trong môi trường có khói thuốc cấp 3 nên bác sĩ khẳng định niêm mạc đường hô hấp của đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng. 

Có người sẽ hỏi khói thuốc cấp 3 là gì? Trên thực tế, khi người cha hút thuốc lá, các dư cặn độc hại từ thuốc tỏa ra bám vào hầu như mọi bề mặt và trong đó có quần áo và chúng tồn tại khá lâu sau khi khói thuốc thụ động cấp 2 đã tan biến, đây được gọi là khói thuốc cấp 3.

Ngay cả nhiều cha mẹ cố tình tránh cho trẻ không hít phải khói thuốc lá, nhưng các hạt độc hại trong khói thuốc bám trên cơ thể vẫn sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Và nếu đứa trẻ ở trong môi trường có khói thuốc lá thụ động cấp 2 và khói thuốc cấp 3, có nguy cơ cao bị ung thư phổi và ung thư bạch cầu tương đối cao.

Theo tin tức được đưa trên Oriental TV, đại học Bradford ở Anh đã theo dõi việc hút thuốc của 6.000 gia đình và nhận thấy rằng khi người cha của gia đình hút thuốc trong một thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở thế hệ tiếp theo.

Một gia đình có ba người bị ung thư bởi tiếp xúc với chất vô cùng độc hại này, rất có thể nhà bạn cũng có - Ảnh 3.

Ngay cả nhiều cha mẹ cố tình tránh cho trẻ không hít phải khói thuốc lá, nhưng các hạt độc hại trong khói thuốc bám trên cơ thể vẫn sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Thẩm Dương News cũng đã báo cáo rằng, một gia đình có 3 người mắc ung thư phổi. Nguyên nhân chính người cha trong gia đình là một người nghiện hút thuốc lá và thường xuyên hút thuốc ở nhà. Bởi vì những người trong gia đình phải sống trong môi trường có khói thuốc bay lơ lửng như sương mờ, cuối cùng lần lượt từng người một trong gia đình bị ung thư phổi, thậm chí đứa con 6 tuổi cũng không tránh khỏi căn bệnh này. 

Khói thuốc thụ động cấp 2 và khói thuốc cấp 3 có thể khiến trẻ mắc ung thư, bệnh bạch cầu, sâu răng, ho và thậm chí là hen suyễn. Đặc biệt trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chức năng tim phổi chưa hoàn thiện, khi hít phải các chất kích thích có hại dễ gây hen suyễn.

Lưu ý quan trọng: Khói thuốc thụ động cấp 3 chứa 11 loại chất độc hại, nếu trẻ sơ sinh thời gian dài hít phải khói thuốc lá, hàm lượng nicotine trong cơ thể cao gấp 7 lần so với những đứa trẻ ở trong gia đình bình thường.

Trong buổi lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá năm 2019, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở y tế Hà Nội, Phó trưởng ban thường trực, ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá thành phố Hà Nội, cho biết: Sử dụng thuốc lá gây ra hơn 25 căn bệnh như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản….

Các nghiên cứu cũng cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Với gần 6 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó gần 5 triệu ca là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người.

Vậy nên, vì sức khỏe của bản thân, sức khỏe và trí thông minh của con cái, cha mẹ hãy dừng ngay thói quen hút thuốc, càng tuyệt đối không hút thuốc trong nhà mình. 

Ngày Thế giới Không Thuốc lá là ngày lễ do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá, từ đó để những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này. 

Ngày Thế giới Không Thuốc lá được tổ chức vào 31/05 hàng năm. Chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá 2019 là "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi. Đồng thời qua thông điệp này WHO kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.