Tiền Giang: Phong trào tặng sách giáo khoa phát huy hiệu quả

GD&TĐ - Để sách giáo khoa được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, trước thềm năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang phát động phong trào tặng sách giáo khoa  đã sử dụng cho các thư viện trường học.

HS Trường Tiểu học Âu Dương Lân (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) nhận sách SGK trước thềm năm học mới.
HS Trường Tiểu học Âu Dương Lân (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) nhận sách SGK trước thềm năm học mới.

Để triển khai phong trào, Sở GD&ĐT Tiền Giang quy định rõ việc ủng hộ sách giáo khoa, dụng cụ học tập của học sinh, phụ huynh, các tổ chức cá nhân trên tinh thần tự nguyện và còn sử dụng được.

Theo đó, các Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông phát động phong trào tặng sách giáo khoa và dụng cụ học tập đã sử dụng cho thư viện nhà trường từ các em học sinh cấp Tiểu học đến Trung học cơ sở.

Nhà trường sử dụng số lượng sách giáo khoa, dụng cụ học tập có được để hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh trong học tập thông qua hình thức trao tặng hoặc cho mượn.

Hiệu trưởng nhà trường phân công cán bộ giáo viên phụ trách công tác phát động, thu nhận và phân phối sách/dụng cụ học tập cho các em theo nhu cầu và được sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn.

Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào trao tặng sách giáo khoa, dụng cụ học tập đã sử dụng trong học sinh và phụ huynh. Khuyến khích, động viên phụ huynh cho các em sử dụng sách giáo khoa đã sử dụng để giảm bớt chi phí trong học tập. Thời gian: Từ tháng 5 hàng năm đến khi kết thúc năm học. Bắt đầu từ tháng 6/2022 trở về sau và được triển khai thực hiện hàng năm.

Theo ông Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Tiểu học - Mầm non (Sở GD&ĐT Tiền Giang), thống kê sơ lược, đầu năm học mới này đã có khoảng 500 bộ sách giáo khoa và dụng cụ học tập được tặng. Tại TP Mỹ Tho, Trường Tiểu học Âu Dương Lân đã có phong trào tặng sách rất tốt và nhà trường đã tổ chức trao tặng, cho các em mượn trước khi năm học mới bắt đầu.

Phong trào góp phần tiết kiệm chi phí học tập cho các em và san sẻ nỗi lo của các bậc phụ huynh khi bước vào năm học mới; Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, xây dựng tinh thần trao nhận, thói quen quan tâm, chia sẻ trong học sinh. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức tự giác giữ gìn sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Danh mục hộp quà tặng tết cho nhân viên thiết thực nhất