Chuẩn bị nội dung cần tích hợp
Giáo viên chuẩn bị nội dung cần tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản lồng ghép vào bài 46 như sau:
TT | Bài | Tên bài | Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản |
46 | Cơ chế điều hòa sinh sản | - Giới thiệu cho học sinh cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng - Giáo dục cho học sinh biết thời điểm dậy thì, biểu hiện của tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe khi dậy thì, những dấu hiệu bình thường và bất thường. - Giáo dục cho học sinh biết tuổi nào có khả năng sinh sản, khi nào thì có thai. - Giáo dục cho học sinh các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng để từ đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho điều độ hợp lí. - Giới thiệu cho học sinh các biện pháp tránh thai, cơ chế tác dụng của mỗi biện pháp. |
Khi dạy bài 46 - Cơ chế điều hòa sinh sản, học sinh phải trình bày được được cơ chế sinh tinh, nêu được cơ chế điều hòa trứng, vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì có thái độ và hành vi đúng đắn về vấn đề tình dục mang thai tuổi vị thành niên. Trong bài này có 2 nội dung:
Tác động của hoocmon lên cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Trong mục này giáo viên dựa vào kiến thức để giáo dục cho học sinh những biểu hiện bình thường và bất thường ở tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì và cách xử trí khi có biểu hiện bất thường. Giáo viên nêu ra những khó khăn và thách thức khi mang thai ở tuổi vị thành niên để các em có nhận thức đúng đắn về vấn đề này
Tác động của môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Thông qua kiến thức nội dung này, giáo viên giáo dục học sinh có lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống hợp lí để có sức khỏe sinh sản tốt.
Tổ chức dạy học tích hợp
Tổ chức dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vào bài 46 - Cơ chế điều hòa sinh sản:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung bài học |
GV yêu cầu học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: - Tên các hocmon tham gia điều hòa sinh trứng? - Nơi sản xuất ra các loại hoocmon? - Ảnh hưởng của các hoocmon? GV nhận xét giúp đỡ học sinh Hoạt động của giáo viên và học sinh | I. Cơ chế điều hòa sinh sản: I.2 Cơ chế điều hòa sinh trứng: Vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH - FSH à kích thích sự phát triển của bao noãn. - LH à bao noãn chín à gây rụng trứng à tạo thể vàng. Thể vàng tiết Progesterone và ơstrogen - Progesterone và ơstrogen một mặt làm cho niêm mạc tử cung dày, xốp để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ. Mặt khác tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi gây ức chế tiết GnRH, FSH, LH nên trong vòng 14 ngày sau khi trứng rụng thì không có trứng nào chín và rụng nữa. – Trường hợp trứng không được thụ tinh: thể vàng teo lại và thoái hóa vùng dưới đồi lại kích thích tuyến yên tiết FSH và LH và một chu kì mới được phát động. Nội dung bài học |
*Nội dung tích hợp: GV Chia lớp thành 4 nhóm: GV sử dụng phiếu học tập đã chuẩn bị câu hỏicho mỗi nhóm. Nhóm 1: 1/ Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi nào? 2/ Những biểu hiện bình thường ở lứa tuổi dậy thì ? 3/ Chăm sóc cơ thể ở lứa tuổi dậy thì như thế nào? | - Lứa tuổi dậy thì ở nữ 13-14 tuổi, nam 14-15 tuổi - Những biểu hiện của dậy thì: Tăng trưởng chiều cao và cân nặng, ngực lớn và hơi đau, xuất hiện mọc lông ở vùng kín, thay đổi tính nết, quan tâm để ý đến bạn khác giới, mọc mụn trứng cá, bắt đầu có kinh nguyệt (ở nữ), xuất tinh khi mê ngủ ( ở Nam) - Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí.. |
Nhóm 2: 4/ Rối loạn hoocmon có ảnh hưởng gì đến quá trình sinh sản ở nữ? 5/ Khi có những dấu hiệu bất thường về sinh dục bạn nên làm gì? 6/ Bạn sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản? Nhóm 3: 7/ Khi mang thai cơ thể các bạn nữ sẽ có những thay đổi gì? Dấu hiệu nhận biết khi mang thai? 8/ Bạn nữ nên làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn? Nhóm 4: 9/ Bạn nữ nên làm gì khi biết mình có thai? 10/ Có nên mang thai ở lứa tuổi dậy thì không? Tại sao? 11/ Có các biện pháp tránh thai nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh | - Khi rối loạn hoocmon làm mất cân bằng nội tiết gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thậm chí vô sinh, gây các bệnh về da, tâm lý tiêu cực, tăng cân, rối loạn chu kì kinh nguyệt... - Khi có những dấu hiệu bất thường về sinh dục nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng dẫn đúng cách... - Khi mang thai cơ thể bạn nữ sẽ có các dấu hiệu: da ngực sẫm màu, trể kinh và mất kinh, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, thân nhiệt tăng.... - Để không mang thai các bạn nữ không được quan hệ tình dục với bạn trai. - Khi biết có thai các bạn nữ phải báo với cha mẹ không được tự ý xử lí vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe sau này như vô sinh... Nội dung bài học |
HS: Tiến hành thảo luận trong 5 phút. HS: Hoạt động nhóm, cá nhân thu nhận ý kiến và thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét giúp đỡ học sinh: hoàn chỉnh phần trả lời, phân tích rõ những tác hại và khó khăn khi mang thai ngoài ý muốn. | - Các bạn nữ không nên mang thai ở tuổi dậy thì vì cơ thể phát triển chưa đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi, ảnh hưởng tới tâm lí người mẹ. Đặc biệt là học sinh nếu mang thai sẽ làm dỡ dang việc học, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần của các em sao này. - Có các biện pháp tránh thai: Bao cao su, đặt vòng, triệt sản, uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài âm đạo. |
Kiểm tra đánh giá sau bài học
Kiểm tra đánh giá ngay sau bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh nhận thức đúng đắn cho học sinh theo mục tiêu đã đề ra.
Các câu hỏi đánh giá nhận thức của học sinh:
Câu 1. Dấu hiệu có giá trị nhất để đánh giá sự thay đổi sinh lý vị thành niên nữ là:
a. Noãn trưởng thành.
b. Có rụng trứng.
c. Nang noãn tiết ơstrogen.
d. Có kinh nguyệt.
Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây thường xuất hiện sớm nhất đánh dấu tuổi dậy thì?
a. Phát triển lông mu, lông nách
b. Phát triển tuyến vú
c. Nổi mụn trứng cá
d. Chảy máu kinh
Câu 3. Vị thành niên có thể áp dụng các biện pháp tránh thai sau, ngoại trừ :
a. Bao cao su tránh thai
b. Thuốc tránh thai khẩn cấp
c. Thuốc uống tránh thai
d. Xuất tinh ngoài âm đạo
Câu 4. Thai nghén ở tuổi vị thành niên có các nguy cơ sau, ngoại trừ:
a. Nguy cơ mắc tiểu đường
b. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
c. Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
d. Nguy cơ sẩy thai, đẻ non
Câu 5. Động cơ chính gây khởi phát hiện tượng dậy thì là:
a Sự tăng tiết FSH.
b Sự tăng tiết LH.
c Sự sản xuất một cách xung động LH-RH.
d Sự tăng tiết ơstrogen từ buồng trứng.
e Động cơ chính gây khởi phát dậy thì chưa được biết rõ
Cô Lê Thị Mỹ Duyên cho biết: Qua dạy học tích hợp sức khỏe sinh sản trong bài 46 - Cơ chế điều hòa sinh sản, học sinh có thêm những hiểu biết về giới, giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc về những sự thay đổi của chính cơ thể mình, giúp các em hiểu về nhau, tôn trọng và thông cảm cho nhau. Học sinh gần gũi với giáo viên, có thể chia sẻ tâm tư, suy nghĩ, những băn khoăn của mình một cách cở mở.
Cũng với cách này, học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức bài học vừa tìm hiểu được các kiến thức sát với thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập, từ đó yêu thích môn học hơn.