Thuyết âm mưu quanh quá trình Brexit

GD&TĐ - Cuộc bỏ phiếu Brexit được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016 là một trong những sự kiện hoành tráng nhất trong lịch sử chính trị. Không giống như hầu hết các cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý khác, kết quả của quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với 27 quốc gia thành viên còn lại của liên minh, cũng như toàn thế giới nói chung. 

Thuyết âm mưu quanh quá trình Brexit

Một sự thay đổi chính trị lớn như vậy chắc chắn sẽ được những người ưa chuộng thuyết âm mưu đưa ra nhiều phán đoán, trong đó thậm chí có những thuyết âm mưu… như thật.

Siêu quốc gia EU

Một trong những thuyết âm mưu quan trọng nhất về quá trình Brexit và Liên minh châu Âu là: Châu Âu đang “xích lại gần nhau” để tạo nên một “quốc gia châu Âu”. Để hiểu được thuyết này, bạn cần hiểu rằng nền móng của EU bắt nguồn từ Cộng đồng Than và Thép châu Âu, được hình thành sau Đại chiến Thế giới II. Sau khi chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, người dân khắp châu Âu mong muốn chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa. Một trong những phương cách để ngăn cản cơn ác mộng này là kết nối các thị trường than và thép, nhằm phục hồi những tổn thất sau chiến tranh và ngăn cản việc các quốc gia sản xuất hoặc việc quốc gia này bán vũ khí cho các kẻ thù của quốc gia khác.

Khi Liên minh châu Âu thực sự được thành lập vào năm 1993, châu Âu đã bắt đầu hoạt động theo nhiều hình thức giống như một quốc gia thống nhất. Đồng tiền được dùng chung, các nhà lãnh đạo được bầu, luật pháp và các tiêu chuẩn được thiết lập, nhiều dự án đa quốc gia được thực hiện. Những người theo quan điểm nghi ngờ Liên minh châu Âu, trong đó có cả những người ủng hộ Brexit, đã tranh luận rằng châu Âu đang ngày càng tiến gần tới hình thức một “siêu quốc gia” đồng nhất, không có văn hóa và được điều hành bởi các chính trị gia không do bầu cử ở Brussels. Tòa án châu Âu, quốc ca châu Âu, đồng tiền Euro, cũng như các cuộc thảo luận về việc thành lập quân đội châu Âu là những bằng chứng cho việc này.

Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều vấn đề khó lý giải khi xem xét Brexit theo thuyết này. Đầu tiên, nhiều trích dẫn về những “cha đẻ” của châu Âu mong muốn thành lập một “châu Âu thống nhất, dưới sự kiểm soát của một chính phủ” là hoàn toàn chỉ là chuyện thêu dệt. Thứ hai, đã hơn 70 năm kể từ sau Đại chiến Thế giới II kết thúc, “siêu quốc gia châu Âu” vẫn chưa hình thành. Thêm vào đó, chẳng ai đưa ra lời giải có lý cho việc vì sao lại có những người mong muốn thành lập một quốc gia chưa từng có, để trao vào tay những người còn chưa sinh ra đời. Thuyết này cũng bỏ qua sự thật rằng EU đã có bầu cử kể từ năm 1979, một quyền chỉ được mở rộng bằng cách tạo lập thêm chính phủ mới; rằng châu Âu sẽ có 12 gia đình hoàng gia và 24 ngôn ngữ; cùng với rất nhiều hiến pháp thể hiện rõ ràng việc cấm EU có đầy đủ quyền kiểm soát luật pháp – điều mà phải mất rất nhiều thập kỷ mới có thể đạt được. Chính vì thế, người ta lại có thể một lần nữa đặt câu hỏi về việc vì sao các chính trị gia từ nhiều thập kỷ trước đã làm việc không biết mệt mỏi chỉ để tạo ra một đất nước mà họ sẽ không sống ở đó, cũng không có quyền kiểm soát nó.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.