Thuỷ điện Khuổi Luông chậm gần 3 năm do tắc giải phóng mặt bằng

GD&TĐ - Thuỷ điện Khuổi Luông - Cao Bằng chậm đi vào hoạt động gần 3 năm do vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Thuỷ điện Khuổi Luông chậm gần 3 năm do tắc giải phóng mặt bằng

Thuỷ điện Khuổi Luông nằm trên địa bàn xã Cách Linh và Bế Văn Đàn huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Đông Bắc làm chủ đầu tư.

Theo các thông tin công khai, dự án thủy điện Khuổi Luông được UBND tỉnh Cao Bằng cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 12/2/2015. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 2/4/2019. Nhà máy có công suất thiết kế 4,4 MW, diện tích sử dụng đất 19,615 ha, tổng vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng. Thuỷ điện có thời gian hoạt động 50 năm.

Dự án thuỷ điện Khuổi Luông khánh thành và nghiệm thu ngày 20/12/2019 và được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào nguồn điện quốc gia, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho chính quyền địa phương.

Dự kiến, chính quyền tỉnh địa phương sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án trước ngày 7/9/2020. Tuy nhiên, từ ngày khánh thành, nghiệm thu đến nay, Dự án thuỷ điện Khuổi Luông vẫn chưa hoạt động do chính quyền địa phương chưa thực hiện xong đền bù giải phóng mặt bằng.

Việc chậm bàn giao mặt bằng khiến đời sống người dân vùng thượng lưu bị ảnh hưởng do ngập úng. Việc này cũng khiến ngân sách Nhà nước bị thất thu. Chủ đầu tư cũng phải chi hàng tỷ đồng để duy trì bộ máy hoạt động, bảo dưỡng máy móc và trả lãi ngân hàng...

Để giải quyết nút thắt trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, ngày 28/7/2022, ông Bế Minh Đức, Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng làm trưởng đoàn đã khảo sát, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại thuỷ điện Khuổi Luông.

Theo thông tin của đoàn khảo sát, UBND huyện Quảng Hoà đã phê duyệt Phương án và dự toán bồi thường là 4.570.624.098 đồng với diện tích thu hồi là 293.312,4 m2, đồng thời ra Quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình. Đến nay có 2 hộ nhận tiền bồi thường hỗ trợ với số tiền hơn 516 triệu đồng, bằng 11,3% dự toán.

UBND huyện Quảng Hòa cũng đã ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với 18 hộ, cá nhân có diện tích đất phải giải toả. Tuy nhiên đến nay, một số hộ dân vẫn không nhất trí với phương án di dời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.